Dù giàu hay nghèo, muốn con lớn lên mạnh mẽ thành công, hãy nhớ "hiệu ứng chuột đói"

Hiệu ứng chuột đói là cách nuôi con được chuyên gia khuyến khích để thúc đẩy sự mạnh mẽ ở trẻ.

 Hiệu ứng chuột đói là gì?

Hiệu ứng chuột đói là thuậ ngữ đã được nhà khoa học Chris McKay đến từ Mỹ nhắc tới sau khi ông thực hiện thí nghiệm với loài chuột. Thí nghiệm như sau: Ông Chris đã chia những con chuột mới đẻ thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là những con chuột được cho ăn đầy đủ mỗi ngày. Kết quả nhóm chuột này chỉ sống được khoảng 1.000 ngày. Nhóm thứ hai là những con chuột được cho ăn khoảng 60%, chúng thường bị đói nhưng lại sống tới khoảng 2.000 ngày. Và nghiên cứu này được gọi là "Hiệu ứng chuột đói". Điều đó khiến nhiều người kinh ngạc.

Ý nghĩa của nghiên cứu: Cuộc sống sung túc no đủ qua nhiều điều kiện khiến nhóm chuột thứ nhất không có động lực sống, trong khi cuộc sống thiếu thốn một chút lại khiến những con chuột ở nhóm thứ hai có sức mạnh để sinh tồn. Điều này cũng phù hợp với câu nói: “Chỉ ăn no 70%, uống say 30% và đối xử tử tế với người khác 80%”.

Do đó người ta cho rằng nuôi con cũng vậy hãy thực hiện theo hiệu ứng chuột đói sẽ thúc đẩy trẻ phát huy nội lực tốt hơn.

Cha mẹ hãy để con được rèn luyện tự nhỏ

Cha mẹ hãy để con được rèn luyện tự nhỏ

Những con chuột luôn được ăn no sẽ thế nào? 

Những đứa trẻ được nuôi theo kiểu những con chuột no sẽ khiến chúng không biết trân trọng những thứ có được. Chúng được cha mẹ làm cho quá nhiều thứ nên mất đi nội lực của bản thân, không có động lực thúc đẩy bản thân phải hành động nữa. Nhiều em bé thời nay được chiều đến nỗi không phải động chân động tay gì, có vẻ như, ngoài việc học thì chúng chẳng có nghĩa vụ gì trên đời.Cuộc sống tiện nghi có thể giúp trẻ tiến bộ hơn thời cha mẹ chúng nhưng không phải đứa nào cũng phát triển tốt trong sự thừa mứa điều kiện.

Nhiều cha mẹ lo cho con mọi thứ và chỉ đòi hỏi con học giỏi, bắt chúng học đủ mọi thứ, học từ sáng tới chiều, sau đó còn đi học thêm chỗ này, chỗ kia. Cuối tuần, trẻ còn phải học các môn năng khiếu cho bằng bạn bè. Thực tế cho thấy rằng trẻ em rất chán ghét việc cha mẹ sắp xếp việc học của chúng.

Nhiều cha mẹ cho con quá nhiều ưu đãi, được cha mẹ lo từng miếng ăn, giấc ngủ. Khi con trưởng thành, nhiều cha mẹ nhờ quan hệ lo công việc cho con rồi lại lo lắng chuyện nhà cửa của con. Nhiều cha mẹ cố gắng làm việc, vay mượn mua một căn nhà, để con sau này không phải vất vả. Có người cho con tiền khởi nghiệp, con không phải lo lắng chuyện cơm áo gạo tiền mà chỉ hưởng thụ gia sản cha mẹ để lại, sống theo sự sắp xếp của cha mẹ.

Và chính sự chăm lo của cha mẹ lại sản sinh ra nhiều đứa trẻ ỷ lại, năng lực kém yếu đuối trước cuộc đời, dễ sa ngã. Chúng không hiểu giá trị của lao động, không có động lực cố gắng và chưa từng cố gắng nên bị triệt tiêu năng lực, nội lực sống.

Những đứa trẻ được nuôi theo hiệu ứng chuột đói sẽ phát triển mạnh mẽ, khát khao vươn lên

Những đứa trẻ được nuôi theo hiệu ứng chuột đói sẽ phát triển mạnh mẽ, khát khao vươn lên

Tương lai của  “những con chuột hơi đói” ra sao?

Nhiều đứa trẻ không có được dư giả, hoặc cha mẹ nuôi theo cách không cho thừa mứa, nên được rèn luyện kỹ năng từ bé, Nhiều đứa trẻ như vậy sẽ có tinh thần nỗ lực khát khao nên vươn lên mạnh mẽ hơn. Những đứa trẻ hơi thiếu thốn có khát khao mạnh mẽ để đổi đời, phát triển bản thân. Do đó cha mẹ hãy để con nếm mùi cuộc sống nghèo khó, ít nhất là không phải lúc nào cũng đáp ứng mọi yêu cầu của con cái. Điều quan trọng nhất làb bạn dạy cho con cần biết kiếm tiền bằng sức lao động của mình.

Nghèo đói cũng là một hình thức giáo dục nhưng hãy phân biệt hiệu ứng chuột đói với việc bạc đãi con để con cực khổ, hành hạ con nhé. Khi con người không được cho mọi thứ dễ dàng thì sẽ biết trân trọng những thứ có được. Do đó là cha mẹ thì hãy nhớ không nên cho con quá nhiều tiền, nếu không trẻ sẽ tiêu thoải mái, phá hết của cải trong nhà. 

Cha mẹ không nên bảo bọc con quá nhiều, hãy để con tự lực vượt qua những vấn đề của con. Hãy nhìn chú nai nhỏ ngoài kia, khi vừa mới sinh ra thì chúng đã bị mẹ đá và đánh, bắt phải đứng dậy. Nếu chúng không đứng dậy thì cách đó không xa có những con hổ, báo đang rình rập khiến chúng trở thành con mồi.

Do đó cha mẹ muốn con trưởng thành, hãy để con tự lập, khuyến khích con tự lập. Đó không phải là làm khổ con mà dạy cho con trưởng thành.