7 cách dạy con "kinh điển" của nhiều mẹ Việt

Ngày nay, để nuôi được một đứa con trưởng thành thực sự là kỳ công và khó khăn. Nhưng cũng có rất nhiều mẹ nuôi con đơn giản vẫn rất tốt, nhưng lại có nhiều mẹ nuôi con rất "kinh điển" như dưới đây.

1. Học giỏi là để ấm thân mình

Đây là một quan niệm sai lầm “kinh điển” của người Việt Nam ta, tạo nên sự ích kỷ tai hại truyền qua các thế hệ con cái từ nhiều năm qua. Chúng ta khuyến khích đứa con của mình trở thành một cái cây đơn lẻ vươn lên tìm ánh nắng cho riêng mình.

Vì vậy, tinh thần và ý thức cộng đồng của người Việt Nam ta gần như là con số KHÔNG. Tranh giành nhau đường đi hay khoảng trống trên đường giao thông, đấu đá nhau trong chốn văn phòng hay tranh cướp nhau trong các lễ hội là những biểu hiện sinh động cho điều này.

Mong muốn, ước mơ của cha mẹ áp đặt lên con trẻ. (Ảnh minh họa)

Mong muốn, ước mơ của cha mẹ áp đặt lên con trẻ. (Ảnh minh họa)

2. Đặt ước mơ của chính mình lên vai con

Chúng ta nuôi dưỡng những ước mơ về con từ khi đứa trẻ còn là một bào thai trong bụng mẹ, chúng ta mơ chúng sẽ làm bác sỹ, kỹ sư, giám đốc... hay bất cứ thứ gì mà cuộc đời của bạn chưa làm được.

Và chúng ta lại tiếp tục lừa dối bản thân rằng cha mẹ mong muốn những điều đó chỉ vì muốn tốt hơn cho con. Nhưng thực chất điều đó chỉ giúp che đậy sự ích kỷ trong bạn. Đó chính là áp lực đặt lên trên vai đứa trẻ, khiến chúng sống mà không hề hạnh phúc.

Vì thế, hãy tôn trọng ước mơ, sở thích, những cá tính mà con sở hữu, và coi đó là một món quà tuyệt vời mà con được dành tặng... để việc nuôi dạy con trở nên dễ thở và hạnh phúc hơn.

3. So sánh con mình với những đứa trẻ khác

Tâm lý chung của hầu hết cha mẹ là muốn con được "bằng bạn bằng bè", vì thế, dù là vô tình hay hữu ý thì sự cạnh tranh và ganh đua giữa các bố mẹ vẫn rất hay diễn ra, khiến các ông bố bà mẹ thường xuyên so sánh con mình với những đứa trẻ khác.

Việc làm này sẽ gây tổn thương cho trẻ về lâu dài, vì sự so sánh liên tục của bạn sẽ làm cho trẻ lớn lên trong sự ghen tị với những người khác, hình thành tâm lý tự ti.

Con bạn cuối cùng sẽ cố gắng đẩy những người khác xuống để chứng minh với bạn rằng chúng tốt hơn, giỏi hơn. Đây thực sự là một điều không ai muốn chúng xảy ra.

Trong quá trình phát triển của con, con cần có thời gian và không gian riêng để phát huy nhưng sở thích, ưu điểm của mình, chứ không phải để cha mẹ giục giã suốt ngày làm cái này cái kia theo ý của cha mẹ (Ảnh minh họa)

Trong quá trình phát triển của con, con cần có thời gian và không gian riêng để phát huy nhưng sở thích, ưu điểm của mình, chứ không phải để cha mẹ giục giã suốt ngày làm cái này cái kia theo ý của cha mẹ (Ảnh minh họa)

4. Thường xuyên giục gã con

Nhiều bà mẹ tỏ ra sốt ruột khi thấy con mình lơ là học tập, thấy trẻ rỗi rãi là giục đi học, đi thư viện… mới yên tâm. Cha mẹ luôn luôn giục giã con phải làm cái này, làm cái kia, giục không ngừng.

Trong quá trình phát triển của con, con cần có thời gian và không gian riêng để phát huy nhưng sở thích, ưu điểm của mình, chứ không phải để cha mẹ giục giã suốt ngày làm cái này cái kia theo ý của cha mẹ, khiến trẻ căng thẳng, mỏi mệt vì nhồi nhét kiến thức mà không được nghỉ ngơi. Như vậy rất có thể lớn lên trẻ sẽ trở thành một con người máy móc, thụ động.

5. Đáp ứng tất cả nhu cầu của con

Ngày nay, nhiều người kêu ca rằng, trẻ con được chiều chuồng quá mức, đầy đủ quá mức nên đâm ra lười biếng, hư, không chịu làm gì...

Nếu bạn đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ và chăm sóc, nâng niu chúng mọi lúc mọi nơi, thì sau đó chúng sẽ không bao giờ hiểu được giá trị của việc kiếm ra một cái gì đó.

Khi trẻ cảm thấy rằng tất cả những gì chúng phải làm là yêu cầu cha mẹ, chúng không bao giờ hiểu được để kiếm được đồng tiền ít ỏi khó khăn và vất vả như thế nào.

Vì vậy bạn hãy nhớ, có thể đáp ứng nhu cầu cần thiết của trẻ nhưng không phải tất cả những gì chúng muốn.