Vì sao người xưa tin rằng gạo đựng trong thùng gốm giúp phong thủy tốt lên, gia đình giàu có?

Gạo trong văn hóa Á Đông là lương thực quan trọng, trong phong thủy thì thùng gạo là một điềm báo cho tài lộc của gia đình.

Gạo và thùng có ý nghĩa gì trong phong thủy?

Trong quan niệm của phong thủy gạo biểu trưng cho tài sản của gia đình. Trong ẩm thực Á Đông, gạo có vai trò quan trọng. Trong thực tế đời sống xưa gạo là lương thực và là món ăn chính. Hiện nay với người Việt, cơm nấu từ gạo vẫn là món ăn chính. Gạo biểu trưng cho sự no đủ, tài lộc giàu có. Bếp trong phong thủy là nơi tụ tài và thùng gạo được xem là nơi giữ tài lộc của gia đình. 

Trong nền kinh tế, gạo vẫn là lương thực trọng yếu. Thùng gạo được xem là kho khố của gia đình. Với người xưa gạo càng quan trọng, còn gạo là còn tài sản, nhiều gạo là giàu. Do đó thùng gạo có vai trò quan trọng trong đời sống và cả phong thủy. Ngày nay thiếu gạo cũng vẫn là nỗi lo của nhiều gia đình thế nên trong bếp của người Việt vẫn không thể thiếu gạo.

Gạo có vai trò to lớn trong đời sống và có ý nghĩa phong thủy

Gạo có vai trò to lớn trong đời sống và có ý nghĩa phong thủy

Tại sao gạo đựng thùng gốm thì giàu?

Nếu xem thùng gạo ở góc độ phong thủy thì chúng thuộc về Thổ. Do đó khi thùng gạo bằng gốm sứ sành, tức chế tạo từ đất thì sẽ đúng là Thổ. Điều này sẽ giúp tương sinh, tạo ra tốt lành, sinh thêm tài lộc, thể hiện cuộc sống của gia chủ hưng thịnh, tốt lành không bị xung khắc. Thổ gạo và thổ gốm sành sứ sẽtạo cho thổ khí thêm tốt lành, nên bếp càng ổn định lâu dài, tài khố càng vững chắc, bền bỉ. Do đó gia chủ ngày càng ăn nên làm ra. Nếu thùng gạo bằng gỗ thì gỗ là Mộc không tốt cho Thổ. 

Nếu xét về công dụng thì chất liệu thùng gạo bằng gốm sứ sành có tính an toàn và chất liệu tự nhiên này từ ngàn năm ông cha ta đã dùng. Gạo để lâu dễ bị ẩm ướt gây mốc mất phẩm chất. Nhưng khi đựng trong thùng gốm gứ sành thì chúng giữ được khô lâu hơn, không sợ ẩm ướt. Gốm sành sứ cũng rất an toàn không gây mùi lạ sang gạo. Hũ gốm đựng gạo còn giúp bảo quản gạo. Trong khi đó thời xa xưa thường chỉ có thêm thùng gỗ thì thùng gỗ không tốt bằng thùng gốm sứ. Bởi thùng gỗ dễ bị hút ẩm vào gạo. Hơn nữa thùng gỗ nếu không dày dễ bị mối mọt đục nên ảnh hưởng sang gạo. Còn nếu đựng trong bao tải thì càng dễ bị chuột bọ đục khoét vừa ảnh hưởng sức khỏe vừa hỏng gạo mất gạo và không tốt về phong thủy.

Ngày nay có nhiều chất liệu khác để làm thùng đựng gạo như inox, nhựa... Tuy nhiên xét về tính an toàn thì gốm sứ vẫn tốt hơn chỉ là gốm sứ dễ bị vỡ và nặng hơn nhựa và inox.

Đựng gạo trong thùng gốm vừa an toàn vừa tốt về phong thủy

Đựng gạo trong thùng gốm vừa an toàn vừa tốt về phong thủy

Những lưu ý khác về phong thủy cho thùng gạo

- Không đặt thùng gạo trên cao: Vì thùng gạo là thổ nên cần đặt tiếp đất. Hơn nữa thùng gạo nặng đặt lên cao không thuận tiện cho sinh hoạt.

- Thùng gạo không được đặt nơi ẩm ướt bẩn thỉu: Thùng gạo đặt nơi ẩm ướt bẩn thỉu làm mất vệ sinh giảm chất lượng gạo. Hơn nữa thùng gạo để ẩm bẩn thỉu là tiền tài hao tổn vì tiền phải để nơi sạch sẽ.

- Thùng gạo nên đậy kín không để hớ hênh: Gạo để hớ hênh thì chuột gián tấn công gây hỏng gạo và còn nhanh bị ẩm mốc. Thùng gạo ở góc nhìn phong thủy cần kín đáo vì tài sản mà lộ thì dễ hao tổn.

- Vị trí đặt thùng gạo cũng không nên năm ở hướng Đông và Đông Nam mà nên đặt ở Hương Tây Nam hoặc Đông Bắc của bếp, bởi đó là hướng của Thổ. Tuyệt đối tránh đặt thùng gạo ở hướng Đông và Đông Nam vì đây là hướng của Mộc. Mộc khắc Thổ nên đặt thùng gạo ở vị trí này sẽ làm thất thoát tài sản hao tài tốn của, vận may suy giảm. 

- Thùng gạo chú ý luôn luôn để đầy, gạo cũ đảo lên trên ăn trước, tránh để gạo mốc, tránh để thùng gạo trống không. 

(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!