Rau ngót có nên vò trước khi nấu?

Rau ngót có bề mặt lá bóng, dai và không dễ thấm nước. Do thói quen, nhiều người thường vò rau trước khi nấu để làm mềm và thấm gia vị hơn.

Theo Đông y, rau ngót có vị ngọt, tính mát lạnh, đặc biệt khi nấu chín sẽ bớt lạnh, giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, bổ huyết, tiêu viêm và sát khuẩn. Từ xa xưa, rau ngót đã được xem như một loại thuốc thang quý, có khả năng vừa “công vừa bổ,” tức là giúp cơ thể nâng cao sức khỏe tổng thể và tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Tính chất "vừa phù chính vừa khu tà" của rau ngót mang ý nghĩa bảo vệ và nâng đỡ chính khí, đồng thời loại trừ những yếu tố có hại từ môi trường bên ngoài.

Canh rau ngót

Canh rau ngót

Theo y học hiện đại, rau ngót cũng được công nhận là nguồn dinh dưỡng giàu vitamin A và C, thậm chí hàm lượng vitamin C trong rau ngót còn cao hơn cả bưởi, chanh và cam. Điều này giúp chống lại quá trình lão hóa, đồng thời cải thiện chức năng não bộ. Ngoài ra, rau ngót còn chứa nhiều dưỡng chất khác như đạm, sắt, mangan và phốt pho, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Cách sơ chế rau ngót đúng

Rau ngót có bề mặt lá bóng, dai và không dễ thấm nước. Do thói quen, nhiều người thường vò rau trước khi nấu để làm mềm và thấm gia vị hơn. Tuy nhiên, việc vò rau trước khi rửa có thể khiến các chất dinh dưỡng dễ dàng bị rửa trôi. Để giữ được giá trị dinh dưỡng của rau, cách tốt nhất là rửa sạch rau ngót trước khi vò nhẹ lá. Chỉ khi rau ngót đã được đưa vào nồi canh sôi, bạn mới nên vò nhẹ để giữ nguyên dưỡng chất. Đặc biệt, sau khi vò rau ngót, không nên rửa lại để tránh mất thêm dưỡng chất quan trọng.

Cách nấu canh rau ngót

Chuẩn bị nguyên liệu: Canh rau ngót có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau tùy theo sở thích và khẩu vị. Bạn có thể nấu với đậu xanh, thịt nạc, hến, riêu tôm, hoặc sử dụng nước luộc thịt để tăng thêm độ ngon ngọt. Phổ biến và nhanh gọn nhất là nấu canh rau ngót với thịt nạc băm hoặc xay nhuyễn, ướp cùng một chút gia vị cho đậm đà. Hành khô bóc vỏ, thái lát mỏng để phi thơm.

Nấu canh: Phi thơm hành khô, sau đó cho thịt nạc đã ướp vào xào chín. Tiếp theo, đổ nước nóng vừa đủ theo khẩu phần ăn vào nồi và đun sôi. Khi nước đã sôi, nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi tăng lửa lớn, thả rau ngót vào và nhấn chìm xuống nước. Rau ngót rất nhanh chín, vì vậy chỉ cần nước sôi trở lại một vài lần là có thể tắt bếp. Tránh xào rau quá lâu hoặc nấu quá kỹ để không làm mất vitamin và giữ cho rau có màu xanh đẹp mắt, hương vị thơm ngon.

Yêu cầu thành phẩm

Món canh rau ngót đạt chuẩn sẽ có nước ngọt thanh, rau mềm mịn, không bị khô ráp hoặc dai cứng. Thịt nạc chín thơm, hòa quyện cùng rau ngót tạo nên một hương vị dân dã mà đậm đà. Canh rau ngót không chỉ thanh mát, giúp giải nhiệt mà còn có tác dụng nhuận tràng, bổ sung canxi, đặc biệt tốt cho bà bầu và trẻ em.