4 vị vua cùng đăng cơ đúng ngày mùng 1 Tết trong lịch sử Việt Nam

Ngày mùng 1 Tết là ngày đặc biệt, ngày đón đầu một năm mới. Một số vị vua ở thời kỳ phong kiến Việt Nam cũng chọn ngày này để đăng cơ. Đây chính là thời điểm đặc biệt, đánh dấu sự khởi đầu mới mẻ và mong muốn hy vọng cho cả triều đại đều tươi đẹp.

  • Vua Mạc Thái Tông 

Mạc Đăng Doanh là con trai cả của Mạc Đăng Dung (1483-1541), có xuất thân từ làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, trấn Hải Dương, hiện nay thuộc xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. 

Theo "Đại Việt thông sử" của Lê Quý Đôn ghi chép: "Tháng 12 năm Kỷ Sửu, niên hiệu Minh Đức thứ 3 (1529), Đăng Dung nhận thấy tình hình trong nước chưa ổn định, nên quyết định nhường ngôi cho con trai là Đăng Doanh và tự xưng là Thái Thượng hoàng, chuyển ra sống tại điện Tường Quan... Đăng Dung về lại Cổ Trai để củng cố căn bản và hỗ trợ cho Đăng Doanh, nhưng vẫn giữ quyền quyết định những việc quốc gia quan trọng" (Bản dịch, 1978).

Vào ngày mùng 1 tháng Giêng năm Canh Dần (1530), Mạc Đăng Doanh đã chính thức lên ngôi vua và sau đó đổi niên hiệu thành Đại Chính. Dưới triều đại của ông, tình hình chính trị ở Bắc triều cũng khá ổn định, đời sống của người dân đã được cải thiện đáng kể. Trong nhiều năm liên tiếp, mùa màng bội thu, đời sống nhân dân bốn trấn đều sống trong yên bình.

Vua Mạc Thái Tông

Vua Mạc Thái Tông

  • Vua Lê Thế Tông

Vua Lê Thế Tông, sinh năm 1567, là con trai thứ năm của vua Lê Anh Tông. Tình hình triều đình vào cuối tháng 11/1572 đầy rẫy sự bất ổn. Lo sợ trước viễn cảnh loạn lạc và chém giết, vua Lê Anh Tông đã quyết định dẫn theo bốn hoàng tử bỏ trốn khỏi kinh thành, sau tìm đường vào Nghệ An để lánh nạn.

Ngày đầu năm Quý Dậu (1573), Trịnh Tùng đã cử người đến Nghệ An để đón hoàng tử Lê Duy Đàm về để lập làm vua. Theo Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép: "Mùa xuân, tháng giêng, ngày mùng 1, Tả tướng Trịnh Tùng và các quan văn võ cùng tôn hoàng tử lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu, đại xá thiên hạ". Đây là một sự kiện đáng chú ý trong lịch sử Việt Nam, một vị vua mới đăng cơ ngay ngày đầu năm mới, đánh dấu một khởi đầu mới trong bối cảnh lịch sử đầy biến động. Mặc dù danh nghĩa là hoàng đế nhưng thực tế Lê Thế Tông không có thực quyền và triều đình khi đó bị kiểm soát chặt chẽ bởi Trịnh Tùng.

  • Vua Minh Mạng

Vua Minh Mạng (1791-1840) là con trai thứ tư của vua Gia Long và cũng là vị vua thứ hai của triều Nguyễn. Ông lên ngôi đúng vào ngày mùng 1 Tết năm 1820. Sách "Quốc sử di biên" đã viết: "Mùa xuân, tháng Giêng, ngày mùng 1, Hoàng tử lên ngôi ở điện Thái Hòa, đổi niên hiệu, đại xá".

Do lên ngôi ở tuổi chín, gần 30, vua Minh Mạng rất hiểu chính sự và cũng được đánh giá là một trong những vị vua kiệt xuất của hoàng triều nhà Nguyễn. Ông đã thực hiện nhiều cải cách vô cùng quan trọng, góp phần củng cố và phát triển đất nước. 

Vua Minh Mạng

Vua Minh Mạng

  • Vua Thành Thái

Vua Thành Thái (1879-1954), là con thứ bảy của vua Dục Đức. Ông được chọn lên ngai vàng vào ngày mùng 1 Tết Kỷ Sửu 1889, khi đó, nhà vua mới 10 tuổi.

Trước đó, vua Đồng Khánh đã băng hà ngày 28/1/1889 (27 tháng Chạp năm Mậu Tý), chỉ cách ba ngày nữa là đến mùng 1 Tết. Vì tang lễ không thể kéo dài qua năm mới, triều đình phải tiến hành phát tang vua cũ và lập người kế vị ngay lập tức. Do con của Đồng Khánh là Bửu Đảo còn quá nhỏ, lúc đó mới ba tuổi, vì thế Bửu Lân đã được chọn để lên ngôi.