Mẹo sơ chế nha đam hết nhớt, ăn không bị đắng

Nha đam có thể sử dụng để nấu nhiều món ăn khác nhau. Quá trình sơ chế nha đam cần đảm bảo thực hiện một số bước nhất định giúp loại bỏ nhớt và vị đắng.

Nha đam (còn gọi là lô hội) có thể sử dụng để làm đẹp hoặc làm các món ăn giải nhiệt, tốt cho sức khỏe. Lá nha đam cung cấp nhiều vitamin A, C, E, các chất chống oxy hóa, khoáng chất như magie, kẽm... tốt cho tiêu hóa, giúp làm đẹp da, điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ giảm cân.

Khi sử dụng nha đam, chúng ta sẽ phải loại bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, chỉ lấy phần gel trong bên trong lá. Tuy nhiên, cần phải trải qua quá trình sơ chế kỹ để loại bỏ phần nhớt và nhựa đắng thì nha đam mới có thể sử dụng để làm thực phẩm.

Cách sơ chế nha đam

- Làm sạch lớp vỏ xanh bên ngoài

Bước đầu tiên trong việc sơ chế nha đam chính là loại bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài.

Việc đầu tiên cần làm khi sơ chế nha đam là cắt hai cạnh của lá.

Việc đầu tiên cần làm khi sơ chế nha đam là cắt hai cạnh của lá.

Bạn sẽ cần cắt bỏ hai cạnh có gai sắc nhọn của lá. Sau đó gọt bỏ các phần vỏ xanh còn lại của lá nha đam. Lớp vỏ xanh này chính là nguyên nhân gây ra vị đắng cho nha đam.

Lọc bỏ phần vỏ xanh của lá nha đam.

Lọc bỏ phần vỏ xanh của lá nha đam.

- Gọt nha đam dưới vòi nước chảy

Để hạn chế nhớt, bạn có thể gọt nha đam dưới vòi nước chảy. Nước sẽ giúp rửa trôi bớt phần nhớt, làm việc sơ chế nha đam đỡ vất vả hơn.

Có thể cắt nha đam thành miếng lớn hoặc cắt hạt lựu vừa ăn trước khi chuyển sang bước sơ chế tiếp theo.

- Ngâm nha đam trong nước muối chanh

Ngâm nha đam trong nước muối chanh loãng.

Ngâm nha đam trong nước muối chanh loãng.

Sau khi đã gọt sạch vỏ nha đam, bạn có thể rửa phần gel nha đam thu được rồi đem ngâm với nước muối chanh pha loãng trong vòng 5-7 phút. Tiếp tục dùng tay vuốt thật kỹ để loại bỏ nhớt của nha đam. Chỉ pha muối và chanh thật loãng để không làm cảnh hưởng đến hương vị của nha đam.

- Sử dụng bột mì làm sạch nhớt nha đam

Bạn cũng có thể sử dụng một ít bột mì trộn đều với nha đam. Bóp kỹ cho phần bột mì hút sạch nhớt trong nha đam rồi rửa lại với nước sạch.

Có thể lặp lại 1-2 lần để đảm bảo nha đam không còn nhớt. Sau đó, rửa kỹ nha đam với nước sạch và để ráo.

- Chần nha đam qua nước sôi

Bạn hãy đặt một nồi nước lên bếp để chần nha đam. Trong lúc chờ nước sôi, bạn cần chuẩn bị thêm một bát nước đá lạnh để sẵn bên cạnh để ngâm nha đam.

Trụng nha đam trong nước sôi.

Trụng nha đam trong nước sôi.

Khi nước sôi, bỏ nha đam vào chần nhanh trong vài giây. Khi nước sôi trở lại là có thể vớt nha đam ra. Ngâm nha đam vừa trụng nước sôi vào bát nước đá lạnh. Cách này sẽ giúp loại bỏ nhớt, mất vị đắng và vẫn giữ được độ giòn ngon.

Vớt nha đam đã nguội ra khỏi bát nước và để ráo. Lúc này, nha đam đã sẵn sàng để chế biến thành các món ăn hấp dẫn khác.

Bạn có thể sử dụng nha đam để ăn chung với sữa chua, dùng nha đam với các món chè, nấu nước nha đam đường phèn... Phần nha đam chưa dùng đến cần được để trong hộp đậy nắp kín, bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh để dùng dần trong vài ngày. Lưu ý, không nên để nha đam đã sơ chế quá lâu vì vừa bị mất dinh dưỡng vừa dễ hỏng.

Cách chọn nha đam ngon

Chọn những lá nha đam tươi, mới hái thì phần ruột sẽ có độ giòn ngon, giàu dinh dưỡng.

Chọn những lá nha đam tươi, mới hái thì phần ruột sẽ có độ giòn ngon, giàu dinh dưỡng.

Bạn nên chọn những nhánh nha đam có kích thước vừa phải, đều nhau. Không cần mua các nhanh nha đam lớn, dài vì loại này rất có thể được trồng bằng thuốc tăng trưởng. Để đảm bảo an toàn, bạn có thể trồng nha đam tại nhà. Loại cây này khá dễ trồng, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc.

Nên chọn những lá nha đam có màu xanh đều, có đốm trắng nhỏ, vết cắt mới, có nhớt chảy ra. Nếu thấy nha đam có màu hơi ngả vàng, mặt cắt bị héo khô là nha đam bị héo do đã hái lâu ngày.