Nguồn thuốc chính của người Dao ở Ba Vì được khai thác trên núi Ba Vì. Nơi đây có hơn 500 loài dược liệu, trong đó có nhiều loài quý và đặc hữu. Ngoài ra, người Dao nơi đây còn lấy các cây thuốc ở đồi Suối Hai, đồi Đá Chông, khu K9 (Ba Vì)… và một số tỉnh phía Bắc.
Lưu giữ và phát triển tinh hoa làng nghề
Nghề thuốc của người Dao Ba Vì được bồi đắp theo thời gian, thế hệ trước trực tiếp truyền thụ, hướng dẫn, chỉ bảo lại cho thế hệ sau. Những tinh hoa, kinh nghiệm làm nghề vì thế vừa kế thừa tri thức cổ truyền của dân tộc vừa tích lũy bí quyết gia truyền của chính dòng họ, gia đình.
Một trong những người lưu giữ tốt bài thuốc của làng nghề phải kể đến bà Triệu Thị Dung, bà được người dân nơi đây cũng như bệnh nhân yêu quý gọi bằng cái tên mế trìu mến.
Theo mế Dung, sở dĩ thuốc nam được bệnh nhân tin tưởng lựa chọn vì an toàn, không sử dụng thuốc bảo quản hoặc tẩm ướp các nguyên liệu khác. Sau khi dược liệu được thu hái, bà con người Dao sẽ chặt, xắt thành từng miếng nhỏ có kích cỡ, độ dày khác nhau phù hợp với mục đích sử dụng rồi rửa sạch và phơi khô. Những ngày hè hoặc vào tiết thu hanh hao, trên những khoảng sân trước nhà là la liệt các loại dược liệu được phơi khô dưới nắng vàng như rót mật. Khi đảm bảo yêu cầu, thuốc được lưu giữ đóng gói một cách cẩn thận.
Được biết mế Triệu Thị Dung rất mát tay trong việc chữa bệnh bằng thuốc nam. Không chỉ vậy bà còn có công bảo tồn và phát triển nhiều bài thuốc của dân tộc Dao Ba Vì. Qua tìm hiểu được biết, mế Dung sinh ra trong một dòng họ nhiều đời làm nghề thuốc, ngay từ nhỏ mế Triệu Thị Dung đã có ý thức sâu sắc về chữa bệnh bằng thuốc nam. Đây chính là điều kiện để sau này bà kế thừa những bài thuốc gia truyền của gia đình và thành công trong việc sử dụng những bài thuốc gia truyền để trị bệnh cứu người.
Đặc biệt, mế Dung là chắt của lương y Dương Thị Cao (danh y nức tiếng Hà Thành, hưởng thọ 102 tuổi). Trong gian nhà ấm cúng, chất đầy những bao thuốc nam, mế Dung kể cho chúng tôi nghe về nghề thuốc của bà: “Từ cố nội truyền nghề sang bà nội, đến bố rồi đến tôi. Từ nhỏ tôi được bố đưa đi khắp nơi để tìm các vị thuốc chữa bệnh. Ban đầu là nhận biết các vị thuốc, sau đó là tìm những nơi có vị thuốc để lấy. Tuy nghề thuốc là nghề gia truyền của gia đình, nhưng thực tế không phải ai cũng làm được nghề. Bởi trước đây, bố tôi từng có ý định truyền nghề cho con cháu khác trong nhà, nhưng họ học cũng chỉ ở mức độ biết nghề, chữa trị hiệu quả không cao. Vì thế, phải là người có cơ duyên và “mát tay” chữa bệnh mới hiệu quả”.
Để phục vụ tốt hơn cho công việc, bà không ngừng học hỏi từ sách vở, các vị lương y khác, tích lũy từ kiến thức, kinh nghiệm dân gian để nâng cao tay nghề. Ngoài những loài thảo dược quý có sẵn trên núi, mế Dung còn kì công nhân giống các loài khó tìm, có nguy cơ tuyệt chủng về trồng trong vườn thuốc gia đình để luôn có sẵn khi người bệnh cần. Có thể tìm thấy ngay trong vườn nhà nhiều cây thuốc quý như: Dây đau xương, dây đơn xương, hồng cốt nhân, thạch xương bồ (sản)...
Trên nền tảng kiến thức gia truyền, bà còn không ngừng nghiên cứu, học hỏi thêm để bồi bổ vốn liếng nghề nghiệp, bào chế ra nhiều bài thuốc mới, đặc biệt là những bài thuốc chữa xương khớp và bệnh mạn tính, mang lại tác dụng điều trị nhanh, hiệu quả. Hơn nửa cuộc đời trong nghề làm thuốc chữa bệnh cứu người, đến nay, mế Dung cũng không còn nhớ mình chữa cho bao nhiêu bệnh nhân thành công. Tiếng lành đồn xa, bệnh nhân đến với bà mỗi ngày một đông từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Nỗi lo mất nghề cha ông
Nghề làm thuốc nam là nghề của ông cha để lại, đó là những tài sản vô giá được chọn lọc qua nhiều thế hệ người Dao ở Ba Vì. Mỗi bài thuốc là một giá trị không thể đong đếm cần được lưu giữ để có thể cứu giúp cho nhiều người bệnh hơn nữa.
Bởi vậy, với mong muốn gìn giữ và phát huy tốt hơn những bài thuốc quý, mế Dung chia sẻ: “Thế hệ các lương y như chúng tôi hiện nay rất mong truyền lại sự đam mê, kinh nghiệm, bí quyết cho thế hệ trẻ tiếp tục công việc ý nghĩa này. Ngay trong gia đình tôi, các con cháu đều được truyền lại bí quyết bốc thuốc chữa bệnh để nối nghiệp ông cha, tiếp tục công cuộc khám chữa bệnh cho bà con nhân dân và bảo tồn các bài thuốc, cây thuốc quý. Đặc biệt người con gái Dương Thị Lệ đã được mế cho đi học và theo nghề bài bản nhất.”
Hiện tại hàng ngày, mế Dung cùng con gái Dương Thị Lệ bốc thuốc chữa bệnh cứu người.
Theo mế Dung, nghề thuốc nam của người Dao Ba Vì ngày càng gặp khó khăn khi nguồn dược liệu trong tự nhiên cạn kiệt, khan hiếm. Để chủ động nguồn dược liệu duy trì và phát triển nghề, đồng bào đã gây dựng vườn thuốc gia đình. Tuy nhiên, có những loại cây dược liệu chỉ có tác dụng khi phát triển 20 năm trở lên. Mế Dung rất mong nhà nước hỗ trợ làng nghề xây dựng, quảng bá thương hiệu; hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu, vườn ươm giống cây thuốc ổn định, chất lượng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để nghề làm thuốc nam tiếp tục phát triển bền vững.
Mọi thông tin liên hệ: Mế Triệu Thị Dung Thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội SĐT/ZALO: 0839.203.892 Trang thông tin nhà thuốc: http://nhathuocgiatruyentrieuthidung.com |