Không la bàn định vị, tại sao thời xưa chim bồ câu có thể đưa thư chính xác?

Nhiều người băn khoăn, tại sao không có la bàn, không định vị, bồ câu có thể giúp con người đưa thư cực kỳ chính xác.

Thời xưa, khi giao thông còn chưa phát triển, phương thức liên lạc chủ yếu đó là thư tay và bồ câu đưa thư. Nhiều người băn khoăn, tại sao không có la bàn, không định vị, bồ câu có thể giúp con người đưa thư cực kỳ chính xác.

Không la bàn, không định vị, chim bồ câu vẫn có thể đưa thư chính xác đến nơi cần đến?

Chim bồ câu không những rất dễ nuôi mà còn rất dễ thích nghi với quá trình huấn luyện về phương hướng. Giống chim bồ câu đá chuyên dùng để đưa thư được huấn luyện rất cẩn thận, dần dần sẽ được dạy trở về "tổ ấm" của mình trước khi nó được thả và bay về nhà.

Bằng cách này, chim bồ câu đưa thư có thể được lập trình để bay về nhà từ một loạt các vị trí khác nhau. Chim bồ câu sử dụng các tín hiệu thị giác, giống như các địa điểm tự nhiên, và lâu dần phát triển một con đường để trở lại căn nhà của mình.

Chim bồ câu sử dụng các tín hiệu thị giác, giống như các địa điểm tự nhiên, và lâu dần phát triển một con đường để trở lại căn nhà của mình.

Chim bồ câu sử dụng các tín hiệu thị giác, giống như các địa điểm tự nhiên, và lâu dần phát triển một con đường để trở lại căn nhà của mình.

Vì thế, chúng sẽ có thể tìm đường về nhà và kèm theo đó thông điệp đã được cuộn chặt và buộc vào chân. Cách này cũng giúp làm giảm thiểu rủi ro mất hay hỏng thư như các phương pháp đưa thư khác.

Tuy nhiên, việc sử dụng bồ câu đưa thư cũng có những bất lợi khi chúng chỉ có thể di chuyển một chiều. Vấn đề này cũng có thể được khắc phục bằng cách được bổ sung huấn luyện. Những chú bồ câu đá, sau khi được huấn luyện đặc biệt, có thể tìm đường và vẫn có thể chuyển thư qua nhiều địa điểm khác nhau.

Lý giải về khả năng đưa thư của loài chim bồ câu

+ Khả năng quan sát và ghi nhớ

Thị giác của bồ câu đưa thư rất đỉnh đến nỗi khi phải học một lộ trình nào đó, nó sẽ coi đấy chính là lộ trình duy nhất. Lộ trình này sẽ được bồ câu gắn liền với các đặc điểm địa lý có tính to lớn như: sông suối, đường xá. Do đó, nếu ở trong thành phố lại có cảnh quan lộn xộn thì chắc chắn bồ câu đưa thư không thể áp dụng thị giác của mình.

Ngoài ra, theo các nhà khoa học, dù có ở nơi xa lạ thì bồ câu đưa thư vẫn có thể tìm được đường trở về dựa vào mặt trời.

+ Từ trường và trọng lực

Mới đây, một nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết ở trong não bồ câu có một loại con quay hồi chuyển sinh học, nó giúp giữ hướng ổn định về phía tổ. Do đó, chúng có thể dễ dàng tìm được con đường về nhà dù ở bất kỳ đâu. Điều này đồng nghĩa rằng, bất cứ vấn đề bất thường nào của trọng lực cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng tìm đường về của loài chim này.

+ Thính giác

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chim có thể nghe thấy các sóng âm có tần số rất thấp. Những hạ âm này có thể phát ra từ biển, tạo ra các nhiễu loạn nhỏ ở trong không khí. Bồ câu nhiều khả năng đã sử dụng sóng hạ âm để định hướng đường đi.

Bồ câu nhiều khả năng đã sử dụng sóng hạ âm để định hướng đường đi.

Bồ câu nhiều khả năng đã sử dụng sóng hạ âm để định hướng đường đi.

+ Khứu giác nhạy bén

Thực tế, số tế bào thụ thể khứu giác của loài bồ câu xấp xỉ con người. Thậm chí, chúng có nhiều gen khứu giác hơn và cũng có khả năng nhận biết được nhiều mùi hơn.

Theo định hướng khứu giác, bồ câu sẽ thường xuyên tiếp cận nhiều mùi khác nhau do gió mang lại, tạo ra được bản đồ mùi cho từng khu vực. Do đó, nếu không khí càng ô nhiễm, bồ câu càng có thể dễ đọc bản đồ và về nhà nhanh hơn.