Con không hiếu thảo muốn tránh xa cha mẹ nếu cha mẹ có những đặc điểm này

Hầu hết các bậc cha mẹ đều yêu con nhưng cách yêu con khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau

Mỗi cha mẹ có một cách yêu thương và nuôi dạy con khác nhau. Có những cha mẹ cảm thấy mình khổ sở vì con, con ốm thì ôm con ngủ, lặn lội khuay sớm, con đi học thì tìm thầy tìm cô, lạy lục cho con trường tốt, con đi làm thì khổ sở gặp sếp của con để con được nâng đỡ, con cưới thì cho tiền vàng, con làm nhà thì cha mẹ lo cho... Thế nhưng về già họ lại hay than thở con cái không biết thương cha mẹ. Còn có những cha mẹ tưởng như rất hời hợt với con, con từ bé đã để tự làm mọi thứ, con đi học tự chọn trường, con ra trường tự xin việc, con lấy vợ chồng bố mẹ đứng lo nhưng con chi tiền, con chưa có nhà thì đi ở thuê nhưng con lại vẫn luôn luôn hiếu kính cha mẹ. Đó là vì sao?

Đó chỉ là vì cách yêu con khác nhau nên tạo ra những đứa con khác nhau. Những cha mẹ ôm đồm lo lắng quá nhiều cho con đã khiến con thành vô trách nhiệm, mặc nhiên xem đó là nghĩa vụ của cha mẹ và ngày càng đòi hỏi nhiều hơn. Còn những cha mẹ tưởng như vô tâm kia lại thực là biết tạo dựng cho con sức mạnh nội lực, nên con mạnh mẽ, bản lĩnh, trách nhiệm.

Hơn nữa nếu cha mẹ còn hay mắc những điểm sau thì con càng muốn tránh xa.

Cha mẹ yêu con sai cách thì con ngày càng xa cách

Cha mẹ yêu con sai cách thì con ngày càng xa cách

Thường xuyên kể lể công ơn

Cha mẹ nào mà hay kể lể công ơn với con thì càng khiến con sợ. Con sẽ cảm thấy mắc nợ chứ không cảm thấy tình yêu thương của cha mẹ nữa. Thế nên một là chúng cố gắng để trả nợ, hai là chúng cưỡng lại bỏ mặc cha mẹ.

Việc sinh con là vất vả, nuôi dưỡng càng vất vả nhưng đó là lẽ bình thường của trơi đất. Cha mẹ kể công nhiều con sẽ cảm thấy áp lực giống như bị đòi nợ và mất đi sự thiêng liêng của cha mẹ.

Nhiều cha mẹ cứ khi giận con khi con không đạt như mình muốn lại kể lể dằn vặt con bằng công trạng nuôi con. Nếu bạn mắc phải điều này hãy dừng ngay bởi đó là tính xấu khiến con cái sợ hãi, muốn xa lánh cha mẹ. Thử hỏi: Một mai khi chúng ta già, nghe con cái than khổ sở vì chúng ta, nghe con kể về công sức chăm sóc bố mẹ thì chúng ta có vui không? Chỉ cần nhớ lại ngoài kia, một ai đó xa lạ giúp đỡ ta xong và họ thường xuyên nhắc nhớ lại chuyện đã giúp thì chúng ta có bớt tôn trọng họ không?

Nuôi con không kể công, nếu con hiểu không kể con cũng biết, con không hiểu chuyện thì kể nhiều cũng vô ích.

Cha mẹ mang chuyện riêng của con ra ngoài kể khiến con khó chịu

Cha mẹ mang chuyện riêng của con ra ngoài kể khiến con khó chịu

Cha mẹ kể chuyện riêng của con ra ngoài

Mỗi người cần có sự riêng tư cá nhân. Mang chuyện của con cái kể ra ngoài chính là vi phạm quyền riêng tư của con khiến con khó chịu.  Khi đăng thông tin về con nên hỏi ý kiến con trước. Nhiều đứa trẻ cảm thấy ngại ra ngoài, xấu hổ vì cha mẹ mang chuyện của chúng kể khắp nơi. Một vài câu chuyện nhỏ thì được nhưng những chuyện có tính riêng tư nên để trẻ tự bộc lộ tự quyết định.

Muốn con thực hiện dang dở của đời mình

Cha mẹ là cha mẹ, con là con. Con cái có cuộc đời riêng và độc lập với cha mẹ. Thế nhưng nhiều người lại mong con thực hiện những dang dở của đời mình. Nhiều cha mẹ sắp xếp cuộc đời con, uốn nắn, nhắc đi nhắc lại về việc con phải thay mình làm cái này kia, đó là những thứ mà đời họ chưa làm được. Chính sự sắp xếp này của cha mẹ đã khiến con cái ức chế và thấy chúng không có tự do. Điều đó đôi khi còn khiến chúng hận cha mẹ.

Cha mẹ không lắng nghe con

Cha mẹ đừng cho con là trẻ con nên không nghe. Hãy nghe chúng nói và thấu hiểu chúng.  Nhiều cha mẹ thường xuyên mua đồ cho con nhưng không hỏi ý kiến chúng. Nhiều cha mẹ tới nhà con cứ tự ý mua đồ này đồ kia và muốn con dùng, nghĩ rằng con thiếu nên tự ý mua. Nhiều cha mẹ tự ý dọn dẹp sắp xếp lại đồ đạc của con...Chuyện lớn hơn như chúng đam mê gì, thích gì, yêu ai thích ai... nếu cha mẹ không thấu hiểu lắng nghe mà cứ can dự sâu vào cuộc đời con sẽ khiến con ngột ngạt muốn thoát ra khỏi vòng tay cha mẹ.