Vi phạm tốc độ từ 10 đến 20km/h phạt bao nhiêu? Các xe không bị hạn chế tốc độ

Vi phạm tốc độ từ 10 đến 20km/h phạt bao nhiêu? Mức phạt vi phạm tốc độ tùy thuộc vào phương tiện điều khiển, dao động từ 600.000 - 6.000.000 VNĐ. Ngoài ra, việc vi phạm tốc độ khi tham gia giao thông còn gây nguy hiểm cho bản thân và những người tham gia giao thông khác.

1. Vi phạm tốc độ từ 10 đến 20km/h phạt bao nhiêu?

Ngoài các điều kiện cơ bản khi tham gia giao thông như bằng lái, giấy phép đăng ký, bạn bắt buộc phải tuân thủ luật giao thông. Tất cả các lỗi vi phạm đều bị xem xét xử phạt theo quy định. Vậy vi phạm tốc độ từ 10 đến 20km/h bị phạt bao nhiêu? 

1.1. Đối với xe máy 

Mức phạt điều kiện xe máy vi phạm tốc độ từ 10 đến 20km/ giờ được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, về sau được bổ sung sửa đổi và thay bằng Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Cụ thể: 

  • Xe máy vi phạm tốc độ từ 5 - dưới 10km/h bị phạt từ 200.000 - 300.000 đồng.
  • Xe máy vi phạm tốc độ từ 10 đến 20 km/h bị phạt từ 600.000 - 1.000.000 đồng.
  • Xe máy vi phạm tốc độ trên 20 km/h có mức phạt cao nhất từ 4.000.000 - 5.000.000 đồng. Ngoài ra, chủ phương tiện vi phạm ở mức này sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.
vi-pham-toc-do-tu-10-20-km-h-1-1711889006.jpg
Xe máy vi phạm tốc độ từ 10 đến 20km/h bị phạt từ 600.000 - 1.000.000 VND

1.2. Đối với ô tô

Mức phạt đối với ô tô vi phạm tốc độ từ 10 đến 20km/h là: 

  • Ô tô vi phạm tốc độ từ 5 đến 10km/h bị phạt từ 800.000 - 1.000.000 VNĐ. 
  • Ô tô vi phạm tốc độ từ 10 đến 20km/h bị phạt từ 4.000.000 - 6.000.000 VNĐ. 
  • Ô tô vi phạm tốc độ từ 20 đến 35km/h bị phạt từ 6.000.000 - 8.000.000 VNĐ. 
  • Ô tô vi phạm tốc độ trên 35km/h bị phạt từ 10.000.000 -  12.000.000 VNĐ và bị tước giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng. 

1.3. Đối với xe máy, xe kéo chuyên dụng

Mức phạt cụ thể cho dòng xe máy, xe kéo chuyên dụng khi vi phạm tốc độ được quy định như sau: 

  • Máy kéo, xe máy chuyên dụng chạy quá tốc độ quy định từ 5 - 10km/h bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng.
  • Máy kéo, xe máy chuyên dụng chạy quá tốc độ quy định từ 10 - 20km/h bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng. Ngoài ra, chủ phương tiện còn bị tước GPLX từ 1 - 3 tháng.
  • Máy kéo, xe máy chuyên dụng chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h bị phạt từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng. Ngoài ra chủ phương tiện còn bị tước GPLX từ 2- 4 tháng.

2. Tốc độ tối đa của các loại xe khi tham gia giao thông 

Để tránh bị phạt lỗi vi phạm tốc độ từ 10 đến 20km/h, bạn cần phải nắm rõ được tốc độ di chuyển tối đa của các phương tiện khi tham gia giao thông. 

2.1. Đối với xe máy. xe gắn máy 

Mức tốc độ di chuyển tối đa của xe gắn máy khi tham gia giao thông là không quá 40km/h. Ngược lại, đối với các loại xe máy khác, tốc độ tối đa trong các khu vực dân cư và ngoài dân cư là: 

Tốc độ tối đa trong khu vực đông dân cư

  • Đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60km/h.
  • Đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50km/h. 

Tốc độ tối đa ngoài khu vực đông dân cư

  • Đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 70km/h.
  • Đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới: 60km/h. 

2.2. Đối với ô tô 

Căn cứ vào Điều 6,7,8,9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, tốc độ di chuyển tối đa trên đường cao tốc của xe ô to là 120km/h. Bên cạnh đó, tốc độ tối đa của xe ô tô trong khu vực đông dân cư là:

  • Đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60km/h.
  • Đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50km/h. 

Tốc độ tối đa của xe ô tô ngoài khu vực đông dân cư là: 

Loại xe

Tốc độ tối đa

Đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên

Đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới

Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn

90

80

Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc - xe bồn, chuyên chở nhiên liệu)

80

70

Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông)

70

60

Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc

60

50

3. Những loại xe nào không bị hạn chế tốc độ?

Tại Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008, quy định về quyền ưu tiên của một số loại xe không bị hạn chế tốc độ như sau:

  • Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ. 
  • Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường.
  • Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.
  • Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật. 
  • Đoàn xe tang. 

Tuy nhiên, các loại xe trên khi lưu thông làm nhiệm vụ cần có tín hiệu còi, cờ và đèn theo quy định. Những xe này không bị hạn chế về tốc độ, được phép đi ngược chiều, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. 

Ngoài ra, khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc, tránh hoặc dừng sát lề đường bên phải để nhường đường; không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên. 

vi-pham-toc-do-tu-10-20-km-h-2-1711889006.jpg
Xe cứu hỏa thuộc danh sách xe ưu tiên lưu thông trên đường

4. Ô tô chạy quá tốc độ 10 đến 20km/h có bị tước giấy phép lái xe không? 

Theo quy định pháp luật, việc vi phạm tốc độ từ 10 đến 20km/h khi lái xe ô tô sẽ bị phạt từ 4.000.000 - 6.000.000 VNĐ. Đồng thời, người lái sẽ bị tước giấy phép lái xe hợp pháp từ 01 đến 03 tháng kể từ ngày phạm lỗi. 

vi-pham-toc-do-tu-10-20-km-h-3-1711889006.jpg
Người tham gia giao thông có thể bị tước giấy phép lái xe nếu vi phạm tốc độ

5. Nộp phạt giao thông chậm bị xử lý như thế nào? 

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, mức phạt chậm nộp phạt được quy định như sau: “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân; tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt vào Kho bạc nhà nước hoặc tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn trên, cá nhân sẽ bị buộc chấp hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân; Tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt còn nợ”. 

Như vậy, khi vi phạm tốc độ từ 10 đến 20km/h, bạn sẽ phải nộp phạt thêm 0.05% trên tổng giá trị tiền phạt nếu nộp chậm trong vòng 10 ngày kể từ khi phạm lỗi. 

6. Các lưu ý cần thiết khi lái xe để đảm bảo an toàn

Nguyên tắc đảm bảo lái xe an toàn mà mọi người tham gia giao thông cần nắm rõ bao gồm:

  • Tập trung khi lái xe
  • Xây dựng lộ trình di chuyển hợp lý
  • Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông, hạn chế phanh gấp
  • Duy trì khoảng cách an toàn với xe khác
  • Bật đèn xi nhan sớm khi có ý định chuyển làn
  • Không lái xe khi đã uống rượu, bia
  • Quan sát gương chiếu hậu
  • Quan sát biển báo giao thông trên đường
  • Mang theo đầy đủ giấy tờ khi tham gia giao thông 
  • Đỗ/dừng xe an toàn 
  • Hạn chế đi lại trong thời tiết xấu như mưa lớn.
  • Không lách vào những khe hở quá hẹp giữa hai xe 
  • Tránh đi vào điểm mù của các xe cỡ lớn
vi-pham-toc-do-tu-10-20-km-h-4-1711889006.jpg
Những lưu ý quan trọng để giữ an toàn khi lái xe

Vi phạm tốc độ từ 10 đến 20km/h không chỉ gây nguy hiểm cho chính bản thân mà còn ảnh hưởng đến cả những người xung quanh. Hầu hết các tai nạn giao thông đều xuất phát từ lỗi quá tốc độ, được ghi nhận nhiều tại các khúc giao nhau, vòng xoáy hoặc ngã tư. Do đó, bạn nên tuân thủ quy định và luôn giữ an toàn khi tham gia giao thông.