Triều đại duy nhất trong sử Việt có hai vua chung một ngai vàng: Đó là triều đại nào?

Ở thời kỳ phong kiến, vua có quyền lực cao nhất. Đất nước không thể có hai vua nhưng lịch sử Việt Nam lại ghi nhận một triều đại có 2 vua chung một ngai vàng.

Triều đại duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam có hai vua chung một ngai vàng

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, có một triều đại mà có tới hai vị vua cùng ngồi chung ngai vàng trị vì đất nước. Triều đại đặc biệt đó là triều đại nhà Ngô với sự trị vì của hai anh em trai là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn.

Triều Ngô (939-965) là triều đại quân chủ trong lịch sử phong kiến Việt Nam, được Ngô Quyền thành lập sau khi đã đánh tan quân Nam Hán ở chiến trận Bạch Đằng năm 938. Đây được coi là triều đại đầu tiên và khai sáng thời kỳ độc lập của nước Việt Nam sau hơn một nghìn năm bị Trung Hoa thống trị.

Triều đại đặc biệt đó là triều đại nhà Ngô với sự trị vì của hai anh em trai là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn.

Triều đại đặc biệt đó là triều đại nhà Ngô với sự trị vì của hai anh em trai là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn.

Năm 944, sau khi Ngô Quyền qua đời, người con trai của ông là Ngô Xương Ngập lại không được kế vị mà bị Dương Tam Kha chính là một tướng quân họ Dương (em vợ của Ngô Quyền) cướp ngôi. Dương Tam Kha đã tự xưng là Dương Bình Vương, nhưng lại không được các thủ lĩnh khác công nhận. Chính vì vậy mà khiến cho nhiều nơi đã nổi dậy, gây ra tình trạng loạn lạc khắp chốn.

Trước tình hình đó, cuộc tranh chấp ngôi báu giữa gia đình nhà Ngô và ngoại tộc diễn ra. Hai anh em trai là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn, con của Ngô Quyền đã đứng lên lật đổ Dương Tam Kha, và giành lại ngôi vương cho nhà Ngô.

Năm 950, Ngô Xương Văn đã tự xưng làm Nam Tấn Vương, đóng đô ở Cổ Loa. Được sự chuẩn tấu của Dương thái hậu, Ngô Xương Ngập cũng được lên làm vua, xưng là Thiên Sách Vương. Ở thời điểm đó, cùng tồn tại hai vị vua.

Việc hai anh em cùng lên làm vua, cùng nắm quyền cai trị đất nước là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử. Điều này cũng khiến cho triều đình ngày một càng trở nên rối ren hơn, bao gồm cả việc các sứ quân cát cứ cũng bắt đầu hình thành và nổi dậy.

Năm 951, Ngô Xương Văn đã cùng Thiên Sách Vương đi đánh Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư (Ninh Bình) nhưng không giành được chiến thắng nên phải quay trở về. Tuy vậy, Ngô Xương Ngập lại là người chuyên quyền, không cho Ngô Xương Văn tham gia vào chính sự. Thậm chí, Ngô Xương Ngập còn có ý định trừ Ngô Xương Văn để một mình làm vua.

Thời kỳ trị vì của Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập còn được gọi chung là Hậu Ngô Vương.

Thời kỳ trị vì của Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập còn được gọi chung là Hậu Ngô Vương.

Năm 954, Ngô Xương Ngập đã lâm bệnh và qua đời. Sau đó Ngô Xương Văn đã một mình trị vì đất nước. Tuy nhiên, giai đoạn này, trong nước nhiều nơi làm loạn và không thần phục triều đình, Nam Tấn Vương khi đó mang quân đi dẹp. Đầu tiên, ông dẹp được giặc Chu Thái ở Thao Giang (Phú Thọ) sau đó vào năm 965 Ngô Xương Văn đem quân đi đánh hai thông Đường và Nguyễn ở Thái Bình (hiện nay là Sơn Tây). Ông đã bị phục binh bắn nỏ trúng và tử trận.

Ngô Xương Văn khi đó đã làm vua được 15 năm. Thời kỳ trị vì của Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập còn được gọi chung là Hậu Ngô Vương.

Sau khi Ngô Xương Văn qua đời, con trai của ông là Ngô Xương Xí lên ngôi nhưng do thế lực rất yếu nên phải rút về giữ đất Bình Kiều. Từ năm 966 đã hình thành 12 sứ quân, lịch sử gọi là loạn 12 sứ quân. Thời điểm Mậu Thìn năm 968, đạo quân của Đinh Bộ Lĩnh sau hàng loạt các chiến thắng đã có thể thống nhất đất nước, mở ra nhà Đinh.