Lễ Vu Lan báo hiếu là gì?
Tháng 7 âm lịch thường được người dân gọi với cái tên "tháng cô hồn" với lễ cúng cô hồn vào đúng thời điểm rằm tháng 7. Tuy nhiên trong Phật giáo, tháng 7 lại là thời điểm hướng về đáng sinh thành với ngày đặc biệt được gọi là ngày Vu Lan báo hiếu.
Lễ Vu Lan báo hiếu là là một trong những ngày lễ lớn của người theo đạo Phật, là ngày tưởng nhớ, báo ân, báo hiếu cha mẹ và tổ tiên. Qua hàng ngàn năm với ý nghĩa đầy nhân văn, lễ Vu Lan đã lan rộng ra, không chỉ là ngày lễ của các Phật tử mà trở thành ngày lễ báo hiếu của tất cả người dân Việt Nam.
Lễ Vu Lan báo hiếu năm 2022 vào ngày nào?
Lễ Vu Lan báo hiếu diễn ra vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. Tính theo dương lịch, ngày lễ Vu Lan báo hiếu năm 2022 rơi vào Thứ 6, ngày 12 tháng 8 dương lịch (15/7 âm lịch).
Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu Lan báo hiếu
Nguồn gốc của lễ Vu Lan báo hiếu xuất phát từ truyền thuyết về Tôn giả Mục Kiền Liên, đệ tử xuất chúng của Đức Phật đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngục quỷ.
Vu Lan là ngày lễ hàng năm để tưởng nhớ về ân đức sinh thành dưỡng dục, hướng tâm về cha mẹ, tổ tiên và muốn làm việc gì đó để đền ơn đáp nghĩa.
Trong đại lễ Vu Lan, hình ảnh gây nhiều xúc động trong mùa Vu Lan đó chính là bông hoa hồng cài trên áo. Với bông hoa hồng màu đỏ là biểu tượng của việc còn Mẹ, màu hoa trắng để tưởng nhớ về người mẹ đã khuất núi. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ Hiếu mà con cái gửi đến cha mẹ.
Những điều cần làm trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu năm 2022
- Nấu mâm cơm cúng để dâng lên ông bà tổ tiên
- Đi chùa cầu bình an cho cha mẹ
- Tham gia nghi lễ bông hồng cài áo
- Mua quà tặng cha mẹ, ông bà
- Gọi điện hỏi thăm cha mẹ, ông bà nếu ở xa
- Thăm viếng mộ tổ tiên
Những điều cần tránh trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu năm 2022
- Tránh sát sinh
- Tránh làm điều xấu
- Tránh tổ chức tiệc cưới hỏi, khai trương kinh doanh