Tại sao thịt gà phải có lá chanh, Sashimi cùng tía tô, hàu sống kèm nước chanh? Hóa ra là mẹo "vàng" ẩm thực

Ẩm thực không chỉ cần ngon mà cần an toàn bởi liên quan trực tiếp tới sức khỏe người dùng. Do đó người xưa khi ăn uống còn rất chú ý tới sắp xếp các nguyên liệu ăn cùng với nhau.

Trong các món ăn, các loại nguyên liệu thực phẩm xếp bộ với nhau không chỉ giúp nâng hương vị món ăn mà còn có thể tạo ra món ăn bài thuốc có giá trị chữa bệnh hoặc giúp phòng bệnh. Bởi thế trong một số món ăn các loại thực phẩm dưới đây được dùng kèm với nhau không chỉ để đảm bảo hương vị mà còn để an toàn cho sức khỏe. Đó chính là một mẹo sức khỏe.

1. Thịt gà phải có lá chanh - vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe

Thịt gà là thực phẩm bổ dưỡng nhưng có mùi tanh, nhiều vi khuẩn, tính ấm. Lá chanh có tinh dầu thơm giúp nâng hương vị của thịt gà, khử mùi tanh. Bộ đôi kinh điển này giúp món ăn thêm ngon và đạt hương vị tối đa.

Nhưng quan trọng nữa lá chanh xuất hiện để lấn át mùi hôi của thịt gà, kích thích vị giác và giúp tăng cường tiêu hóa, chống đầy bụng. 

Thịt gà lá chanh vừa thơm ngon vừa tránh bệnh
Thịt gà lá chanh vừa thơm ngon vừa tránh bệnh

Do đó khi ăn thịt gà có thêm lá chanh sẽ giúp an toàn hơn cho sức khỏe, chống tình trạng bệnh tiêu hóa khi ăn thịt gà, tránh ngộ độc.

Thịt gà cũng rất dễ gây bệnh răng miệng khi ăn. Do đó ăn cùng lá chanh vì lá chanh có tính sát trùng giúp giảm tình trạng này.

2. Sashimi ăn kèm tía tô

Trong các món ăn cá sống của Nhật bản như sashimi, shushi thường có lá tía tô. Đây cũng là một sự kết hợp kinh điển. Lá tía tô ở Nhật còn được bán giá cao đếm lá lấy tiền bởi chúng thường xuyên được dùng với món ăn phổ biến này. 

Sashimi kèm tía tô khử tanh, sát khuẩn
Sashimi kèm tía tô khử tanh, sát khuẩn

Lá tía tô ăn kèm với sashimi là để đảm bảo hương thơm của món ăn và tính an toàn. Sashimi là ăn sống nên có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn và dễ bị tanh. Trong khi đó lá tía tô có tính khử độc, sát khuẩn tự nhiên. Việc ăn sashimi cùng tía tô giảm nguy cơ đau bụng, tiêu chảy và khử mùi tanh của cá sống. Cá có tính hàn trong khi tía tô có tính ấm nên sự kết hợp này còn giúp cân bằng âm dương tránh gây hiện tượng lạnh bụng nhất là với người nhạy cảm. 

3. Hàu sống kèm nước cốt chanh

Các món hải sản sống như hàu sống, shushi, gỏi cá cũng thường dùng cùng nước chanh để sát khuẩn và để đảm bảo an toàn món ăn.

Nước cốt chanh có tính axit nên có thể giúp diệt vi khuẩn và đặc biệt có thể làm "chín" bề mặt cá. Cách làm này phần nào giúp khử mùi tanh nâng cao hương vị món ăn và còn giảm nguy cơ đau bụng. 

Món hải sản sống, món gỏi thường có cốt chanh để làm
Món hải sản sống, món gỏi thường có cốt chanh để làm "chín"

Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng nước chanh hay tía tô, hay lá chanh không hoàn toàn khử được vi khuẩn như cách nấu chín. Do đó khi ăn uống bạn vẫn cần chú ý các phương pháp an toàn vệ sinh thực phẩm, không lệ thuộc hoàn toàn vào nước chanh, lá tía tô, lá chanh.