Đa số, hình thức mua bán này dựa trên sự tin tưởng, bởi người bán và người mua chưa từng biết mặt nhau. Lợi dụng nhu cầu và hình thức đặt hàng này, nhiều đối tượng lừa đảo xuất hiện trục lợi dân cư các khu vực.
Các đối tượng lừa đảo tận dụng triệt để các trang mạng xã hội facebook, zalo,... cách trình bày bắt mắt người mua và hơn hết đánh vào nhu cầu thiết yếu về lương thực cho những ngày giãn cách xã hội, đối tượng lừa đảo trà trộn vào các hội nhóm đăng bài liên tục với mức giá bình ổn, đối tượng còn khẳng định sống trong cùng khu vực nên giao nhận hàng hóa sẽ dễ dàng. Sự việc được vỡ lẽ khi nhiều người bị lừa cùng đăng bài cảnh báo về đối tượng này.
Theo những người đặt mua thực phẩm trên các group online khu vực phường 12 quận Bình Thạnh tìm hiểu, một đối tượng tên Nghĩa đã lừa hơn 20 người chỉ trong vòng 1 tuần lễ với số tiền gần 14 triệu đồng. Đối tượng lừa đảo sử dụng mánh khóe tinh vi khi thì đưa ra hình ảnh giấy đi đường giả do bộ công an cấp gửi cho khách hàng, khi thì dùng đòn tâm lý với người mua để tạo lòng tin bằng cách nói rằng vì là vùng đỏ, shipper không hoạt động nên việc giao hàng do chính đối tượng trực tiếp thực hiện.
Tình trạng lừa đảo trong các group mua bán thực phẩm online hiện nay không chỉ xuất hiện trong 1 vài group dân cư. Và hiện cũng không chỉ có một đối tượng được người dân cảnh giác ở trên xuất hiện. Hiện nay có rất nhiều đối tượng khác, cũng dùng chiêu thức “tạo lòng tin” lấy hình ảnh chuyển khoản của người trước để lừa người sau. Người dân cần cảnh giác hơn và hạn chế chuyển khoản trước, khi mua sắp online, tránh tình trạng mất tiền nhưng không nhận được hàng.