Không phải tiền hay ngoại tình mà đây mới là thứ khiến hôn nhân đổ vỡ, rất nhiều người đang bỏ qua

Nhiều người thường cho rằng vì nghèo hoặc vì một bên phản bội nên hôn nhân dễ tan vỡ nhưng thực tế nhiều cuộc hôn nhân tan vỡ khi người ta không nghèo và cũng không có ai ngoại tình.

Thiếu kiên nhẫn, hôn nhân rất dễ tan vỡ, "ly hôn xanh" ngày càng nhiều

Tại sao thời ông bà chúng ta ít ly hôn? Tại sao bây giờ ngày càng nhiều cuộc ly hôn xanh? Một phần do quan điểm xã hội giờ thoáng hơn, do thời xưa có nhiều định kiến khiến người ta chịu đựng. Có lẽ ai kết hôn rồi cũng sẽ biết mọi người đều thực tâm mong muốn duy trì hôn nhân nhất là khi đã có con. Và mọi từ ly hôn đều xảy ra khi một trong hai bên hoặc cả hai đã không chịu được nữa. Nghĩa là kiên nhẫn đã hết.

Thiếu kiên nhẫn, không thể kiên nhẫn được nữa khiến người muốn "nhảy xổ" ra khỏi hôn nhân. Và ai kiên nhẫn hơn thì hôn nhân kéo dài hơn.

Hôn nhân bị tác động không chỉ bởi hai người mà còn nhiều yếu tố như kinh tế, cha mẹ, người thân xung quanh... Thế nhưng cuối cùng thì vẫn là sự kiên nhẫn của người trong cuộc sẽ quyết định độ tuổi của hôn nhân. 

Vợ chồng muốn đi lâu bên nhau đều cần kiên nhẫn

Vợ chồng muốn đi lâu bên nhau đều cần kiên nhẫn

Kiên nhẫn để bỏ qua những định kiến những tác động từ bên ngoài. Kiên nhẫn để không dễ nổi nóng khi tranh cãi khi bất đồng với vợ chồng. Kiên nhẫn chờ đợi sự tương thích bởi hai người bước vào hôn nhân vốn dĩ là 2 cá thể riêng biệt rất khác nhau. Kiên nhẫn chịu đựng và chấp nhận vì sự khác biệt đó. Kiên nhẫn để có thể thấu hiểu nhau hơn, để chấp nhận sự khác biệt ở nhau. Kiên nhẫn để còn có thể bỏ qua sai sót của nhau và bao dung với nhau. 

Vào hôn nhân là cần rất nhiều kiên nhẫn. Thế nên thiếu kiên nhẫn thì một chút chuyện nhỏ cũng thành chuyện lớn, thiếu kiên nhẫn thì người ta dễ nổi nóng và cho mình đúng khó chấp nhận sự khác biệt nên sẽ thành bảo thủ và ích kỷ. 

Đôi khi thiếu kiên nhẫn thì việc sống chung với cha mẹ chồng trong 1 tháng có thể khiến hôn nhân rạn nứt. Có những người vợ không đủ kiên nhẫn để chờ tới ngày ra ở riêng nên bỏ về hoặc bỏ đi thuê nhà khác. Có những người chồng không đủ kiên nhẫn để hỏi vợ vì sao về muộn nên đã nói những lời đay nghiến, trong khi vợ mệt mỏi tụt huyết áp ngoài đường, được người ta dìu vào cứu giúp... Những chuyện đó giết chết dần cuộc hôn nhân, trong khi nếu có kiên nhẫn hơn thì tình thế đã khác.

Bởi thế kiên nhẫn rất quý giá với hôn nhân. Nếu không đủ kiên nhẫn thì ngay khi thấy khó chịu về người kia là người ta nghĩ tới ly hôn. Khi nghĩ tới ly hôn thì người ta tìm cách đổ lỗi và không muốn tìm cách khắc phục nên ngày càng khó chịu và càng gây rạn nứt hơn. 

Làm sao để kiên nhẫn trong hôn nhân?

Đôi khi chúng ta kiên nhẫn với người ngoài hơn với vợ chồng, chính là vì chúng ta quá xuồng xã sau khi kết hôn.

Để tập thói quen kiên nhẫn nên có những giới hạn trong ứng xử, người xưa dạy vợ chồng tương kính như tân, đừng quá xuề xòa.

Kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn

Kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn

Để có sự kiên nhẫn, tất nhiên phải có sự yêu thương và xác định chấp nhận được cuộc hôn nhân của mình, xác định sẽ tiếp tục đi tiếp. Trong hôn nhân nếu xác định đi tiếp đừng cố nói thắng thua đúng sai mà hãy nói theo cảm thông và bao dung. 

Để có kiên nhẫn, thì vợ, chồng phải hiểu muốn người kia tốt lên không phải trong một sớm một chiều, không phải trong một lúc đã có thể thấm nhuần nên cùng phải cho nhau thời gian và cơ hội. 

Hãy xác định hôn nhân là đồ thị hình sin không phải đường thẳng nên sẽ có lúc này lúc kia. Khi nổi cơn giận giữ vợ vợ chồng thì hãy hít thở thật sâu, hãy tách rời nhau chứ đừng nói thêm nữa. 

Luôn luôn nhắc nhở bản thân sự kiên nhẫn giúp duy trì hôn nhân, không thắng thua hơn với người cùng giường của mình. 

Luôn luôn ghi nhận những tiến bộ những ưu điểm của chồng hoặc vợ của mình để có thể yêu thương. Bằng cách rèn luyện tính kiên nhẫn và đưa ra sự hỗ trợ vô điều kiện, các cặp đôi có thể trở thành những đồng minh tuyệt vời trong hành trình hướng tới cuộc hôn nhân lành mạnh, hạnh phúc hơn và viên mãn hơn.