Kể từ nay, có 6 trường hợp người dân không thể thế chấp vay ngân hàng dù có sổ đỏ

Vẫn có một số trường hợp người dân có sở hữu sổ đỏ nhưng lại không được thế chấp để vay vốn tại ngân hàng. Đó là những trường hợp nào?

Vay vốn thế chấp sổ đỏ là hình thức cho vay phổ biến tại các ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên, thực tế vẫn có một số trường hợp người dân có sở hữu sổ đỏ nhưng lại không được thế chấp để vay vốn tại ngân hàng. Đó là những trường hợp nào?

Vay vốn ngân hàng thế chấp sổ đỏ là gì?

Vay thế chấp ngân hàng là một hình thức cho vay phổ biến tại các ngân hàng hiện nay. Trong đó, để được vay, ngân hàng yêu cầu những người vay phải có tài sản bảo đảm đi kèm như: nhà cửa, đất đai, xe cộ.... Tài sản thế chấp này phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay và cũng sẽ được bộ phận định giá của ngân hàng tiến hành kiểm định trước khi tiến hành cho vay vốn.

Vay thế chấp sổ đỏ cũng tương tự những cách vay thế chấp truyền thống nhưng tài sản ở đây được đem ra đảm bảo đó là sổ đỏ hoặc quyền sử dụng đất.

Vay thế chấp sổ đỏ cũng tương tự những cách vay thế chấp truyền thống nhưng tài sản ở đây được đem ra đảm bảo đó là sổ đỏ hoặc quyền sử dụng đất.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thường được gọi tắt là sổ đỏ là giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu và quyền sử dụng đất. Vay thế chấp sổ đỏ cũng tương tự những cách vay thế chấp truyền thống nhưng tài sản ở đây được đem ra đảm bảo đó là sổ đỏ hoặc quyền sử dụng đất. Những tài sản được đem định giá tại ngân hàng nhằm chắc chắn được nghĩa vụ trả nợ của bên vay tiền.

Một số trường hợp có sổ đỏ vẫn không thể thế chấp vay ngân hàng

Theo Luật Đất đai năm 2024 đã chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024. Vẫn có một trường hợp người sử dụng đất có sổ đỏ nhưng vẫn không thể đem thế chấp để vay vốn từ ngân hàng hay từ các tổ chức tín dụng. Cụ thể như sau:

+ Trường hợp 1: Người sử dụng đất không đáp ứng được các điều kiện chung để thế chấp.

+ Trường hợp 2: Người sử dụng đất không có sự đồng ý của những người đồng sở hữu.

+ Trường hợp 3: Quyền sử dụng đất thuộc các trường hợp không thể thế chấp.

+ Trường hợp 4: Đất đang sở hữu thuộc loại đất không thể thế chấp như đất thuê trả tiền hàng năm, đất rừng tự nhiên, hay đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất và xây dựng kinh tế.

+ Trường hợp 5: Người thế chấp sổ đỏ chưa đủ 18 tuổi hoặc đã mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

+ Trường hợp 6: Cá nhân là những người dân tộc thiểu số được nhà nước giao đất hay cho thuê đất theo chính sách hỗ trợ đất đai.

Quy trình vay thế chấp sổ đỏ

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu vay vốn

Chuyên viên quan hệ khách hàng sẽ tiếp nhận yêu cầu vay vốn của khách hàng, đồng thời sẽ kiểm tra xem các hồ sơ vay đã đủ hay chưa và nếu chưa đủ sẽ hướng dẫn khách hàng bổ sung đầy đủ.

Bước 2: Thẩm định giá trị tài sản đảm bảo

Mảnh đất thế chấp sẽ được khảo sát để xác định giá trị thực của tài sản. Hạn mức của gói vay thường sẽ được căn cứ vào giá trị của tài sản. Quá trình định giá tài sản đảm bảo có thể hoặc được thực hiện bởi bộ phận thẩm định của ngân hàng hoặc sẽ nhờ sự hỗ trợ của bên thứ 3.Bước 3: Thực hiện thủ tục vay thế chấp

Vẫn có một trường hợp người sử dụng đất có sổ đỏ nhưng vẫn không thể đem thế chấp để vay vốn từ ngân hàng hay từ các tổ chức tín dụng.

Vẫn có một trường hợp người sử dụng đất có sổ đỏ nhưng vẫn không thể đem thế chấp để vay vốn từ ngân hàng hay từ các tổ chức tín dụng.

Sau khi đã thỏa thuận được các điều khoản liên quan cụ thể về thời hạn vay, lãi suất, hạn mức cho phép, khách hàng chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hồ sơ vay thế chấp để hoàn tất thủ tục vay thế chấp sổ hồng. Toàn bộ quá trình này sẽ được chứng kiến và được xác nhận bởi các cá nhân có thẩm quyền.

Bước 4: Đăng ký giao dịch đảm bảo

Hợp đồng thế chấp tài sản khi được công chứng sẽ được gửi về cơ quan cơ quan có thẩm quyền để đăng ký thế chấp. Thủ tục đăng ký giao dịch có đảm bảo thường có kết quả từ 3 đến 7 ngày làm việc kể từ lúc nộp hồ sơ.

Sau khi đã có kết quả đăng ký thế chấp tài sản, khoản vay sẽ được ngân hànggiải ngân theo thỏa thuận.