Hốt bạc tỷ mỗi năm với ngành học 'hot' đang thiếu 25.000 nhân lực, điểm chuẩn ‘dễ thở’

Dù nghe tên có vẻ "khó nhằn" nhưng điểm chuẩn ngành học này lại cực kỳ dễ thở, mở ra cơ hội đổi đời cho hàng ngàn bạn trẻ.

Trong những ngày gần đây, điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 đang trở thành chủ đề nóng được nhiều người quan tâm. Ngoài việc chú ý đến số điểm của từng thí sinh, nhiều người cũng đang theo dõi sát sao điểm chuẩn đầu vào của các trường đại học và các ngành học khác nhau. Trong số đó, có một ngành học tuy có vẻ trừu tượng và ít người biết đến, nhưng lại mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn, đó chính là ngành công nghệ sinh học.

Công nghệ sinh học là lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các sinh vật sống dựa trên những nguyên lý sinh học để phát triển sản phẩm phục vụ cho lợi ích và nhu cầu của con người. Ngành này đã và đang được áp dụng rộng rãi trong đời sống, tập trung chủ yếu vào bốn lĩnh vực chính: y dược, nông nghiệp, môi trường và năng lượng. Đặc biệt, công nghệ sinh học đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các loại vaccine nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự phát triển xã hội.

Công nghệ sinh học là lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các sinh vật sống dựa trên những nguyên lý sinh học để phát triển sản phẩm phục vụ cho lợi ích và nhu cầu của con người

Công nghệ sinh học là lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các sinh vật sống dựa trên những nguyên lý sinh học để phát triển sản phẩm phục vụ cho lợi ích và nhu cầu của con người

Sau những biến động mạnh mẽ trong xã hội và tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, ngành công nghệ sinh học ngày càng trở nên quan trọng, thu hút sự đầu tư mạnh mẽ từ nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, lĩnh vực này cũng đang được chú trọng với mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về công nghệ sinh học tại châu Á và đạt trình độ tiên tiến trên thế giới.

Ngành công nghệ sinh học hướng tới việc áp dụng các công nghệ hiện đại trong chăm sóc sức khỏe, từ việc chẩn đoán và điều trị các bệnh nguy hiểm, đến việc sử dụng công nghệ tế bào gốc. Ngoài ra, nó còn liên quan đến sản xuất vaccine, dược phẩm, và phát triển các sản phẩm sinh học phục vụ cho chế biến thực phẩm và chăn nuôi.

Theo thông tin từ Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam sẽ cần ít nhất 25.000 lao động chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ sinh học vào năm 2025. Đây là cơ hội lớn cho các thí sinh, cử nhân và kỹ sư muốn theo đuổi ngành học này.

Theo thông tin từ Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam sẽ cần ít nhất 25.000 lao động chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ sinh học vào năm 2025

Theo thông tin từ Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam sẽ cần ít nhất 25.000 lao động chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ sinh học vào năm 2025

Sau khi tốt nghiệp, những người có niềm đam mê với giáo dục có thể trở thành giảng viên tại các trường đại học và cao đẳng có chuyên ngành công nghệ sinh học.

Ngoài ra, các nghiên cứu viên cũng sẽ có cơ hội làm việc tại các trung tâm và viện nghiên cứu như Viện Sinh học Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Công nghệ sinh học và Viện Nghiên cứu Hệ gen.

Bên cạnh đó, nghề kỹ thuật viên xét nghiệm và kỹ thuật viên phòng thí nghiệm cũng là một lựa chọn. Những vị trí này thường phải làm việc tại các bệnh viện và trung tâm y tế.

Mức lương trong ngành công nghệ sinh học phụ thuộc vào trình độ và chuyên môn, dao động từ 8 đến 20 triệu đồng mỗi năm

Mức lương trong ngành công nghệ sinh học phụ thuộc vào trình độ và chuyên môn, dao động từ 8 đến 20 triệu đồng mỗi năm

Mức lương trong ngành công nghệ sinh học phụ thuộc vào trình độ và chuyên môn, dao động từ 8 đến 20 triệu đồng mỗi năm. Đối với những chuyên gia có kỹ năng ngoại ngữ tốt và chuyên môn cao, thu nhập có thể vượt lên hàng tỷ đồng mỗi năm.

Dù là một ngành trọng điểm được đầu tư phát triển, công nghệ sinh học lại có điểm chuẩn tương đối "dễ thở". Theo khảo sát từ kỳ tuyển sinh năm 2023, điểm chuẩn cho ngành này nằm trong khoảng từ 21 đến 28,2 điểm.