CDN giúp tăng tốc độ website như thế nào?
CDN là viết tắt của cụm từ Content Delivery Network, có thể hiểu là mạng lưới phân phối nội dung. CDN bao gồm nhiều cụm máy chủ biên đặt ở nhiều vị trí khác nhau với mục đích sao chép nội dung từ máy chủ gốc để xử lý các yêu cầu đến từ người dùng. Mỗi máy chủ biên sẽ xử lý yêu cầu của những người dùng gần nó nhất. Nhờ vậy tốc độ tải trang được tăng lên đáng kể.
Các máy chủ biên khác nhau tập hợp thành một điểm point of presence (PoP) theo quy mô từ nhỏ đến lớn. Hệ thống CDN hoàn chỉnh sẽ bao gồm hàng chục điểm PoP như vậy được phân phối khắp nơi trên thế giới.
Các máy chủ biên làm nhiệm vụ chứa các bản sao giống nhau và giống với bản gốc của website trên máy chủ gốc. Giao diện và chức năng của website được người dùng truy cập trên máy chủ biên giống y hệt như máy chủ gốc. Tuy nhiên tốc độ truy cập lại nhanh hơn rất nhiều vì hệ thống tự động kết nối với máy chủ biên gần nhất.
Những lợi ích CDN giúp tăng hiệu suất website hiệu quả
1. Giảm độ trễ mạng và tăng tốc truy cập website tối đa
Thực tế là khoảng cách từ thiết bị truy cập website của người dùng đến máy chủ càng ngắn thì tốc độ truy cập càng nhanh. Vì thế hệ thống CDN luôn chuyển hướng yêu cầu của người dùng tới máy chủ biên gần nhất với họ. Từ đó giúp giảm độ trễ mạng và tăng tốc truy cập website tối đa. Có thể ví dụ như lúc bạn chơi những game online quốc tế, nếu game nào có máy chủ biên đặt ở Việt Nam hoặc gần Việt Nam như Thái Lan chẳng hạn thì sẽ ít giật và ít lag hơn những game không có máy chủ biên ở Đông Nam Á.
Các website lớn Google, Facebook, Youtube, Wikipedia với lượng truy cập khổng lồ nhưng vẫn có tốc độ truy cập rất nhanh nhờ sử dụng hệ thống CDN.
CDN còn giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và giảm tỷ lệ thoát trang. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng người dùng nói chung có rất ít kiên nhẫn đối với những website có tốc độ truy cập quá chậm và sẵn sàng bỏ đi.
2. Nâng cao hiệu suất máy chủ
1 lợi ích không thể bỏ qua của CDN là giúp gia tăng hiệu suất máy chủ gốc. Hiểu đơn giản thì nếu không dùng CDN, tất cả yêu cầu của người dùng đều phải được xử lý trên máy chủ gốc. Vì vậy nếu có nhiều người truy cập thì máy chủ phải làm việc với công suất cao hơn, hao tổn nhiều băng thông hơn, có thể gây quá tải tại thời điểm truy cập tăng cao và tổn hại hiệu quả hoạt động sau này.
Nếu không sử dụng CDN, sẽ buộc phải đầu tư thêm tiền để nâng cấp máy chủ web mạnh hơn, tăng số lượng băng thông để giúp cho máy chủ cũng như hệ thống website không bị quá tải và ngừng hoạt động đột ngột. Tuy nhiên việc nâng cấp máy chủ là một vấn đề lớn và khá nan giải về kỹ thuật và chi phí.
Trong khi đó với CDN, các máy chủ biên sẽ thay cho máy chủ gốc xử lý các truy vấn của khách hàng, giúp giảm tải cho máy chủ gốc và tăng tốc website. Chi phí danh cho CDN, ví dụ như dịch vụ Bizfly CDN của Bizfly Cloud chỉ tính phí theo số dung lượng sử dụng (800đ/GB), rất tiết kiệm và cài đặt đơn giản chỉ vài click.
3. Tăng độ tin cậy và khả dụng của website
CDN cũng có thể giúp website luôn khả dụng và hạn chế tối đa khả năng không thể truy cập của trang web. Như phân tích ở trên thì hệ thống CDN có cả chục điểm PoP với vô số các máy chủ biên đặt ở khắp nơi nên cho dù máy chủ gốc gặp sự cố thì những máy chủ biên này vẫn có thể làm tốt công việc của mình cho đến khi sự cố được khắc phục.
4. Độ bảo mật được tăng cao
Góp phần gia tăng khả năng bảo mật cho hệ thống cũng là 1 lợi ích đáng kể. Bởi vì những vấn đề và yêu cầu của người dùng đều được giải quyết bằng máy chủ biên chứ không phải là máy chủ gốc. Hơn nữa máy chủ biên chỉ là nơi chứa các bộ đệm cache đơn giản và những bản sao nên nếu bị tấn công thì cũng hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến máy chủ gốc cả.
CDN giải quyết sự cố nếu 1 máy chủ biên bị tấn công là tắt máy chủ biên đó đi và chuyển hướng yêu cầu của người dùng tới máy chủ biên khác. Từ đó giúp cho việc truy cập của người dùng vào website không bị gián đoạn. Ngoài ra thì hầu như tất cả các dịch vụ CDN đều có bảo mật khá chắc chắn (sử dụng chứng chỉ bảo mật SSL, chống hotlink, bảo mật token,…) cho hệ thống của mình. Vì vậy việc máy chủ biên bị tấn công cũng khó xảy ra được.
Bên cạnh đó, CDN còn được đánh giá là có khả năng giảm thiểu các cuộc tấn công DDoS (tấn công từ chối dịch vụ), nhờ khả năng phân tán lượng truy cập giả mạo ồ ạt vào máy chủ gốc sang các máy chủ biên. Nhờ đó, máy chủ gốc không bị cạn kiệt tài nguyên và tránh được sự cố ngừng hoạt động.
6. Tối ưu chi phí và tiết kiệm công sức
Như đã đề cập phía trên, CDN có thể giúp tiết kiệm được rất nhiều các khoản chi phí khác nhau cho bảo dưỡng, nâng cấp máy chủ, giảm thiểu thiệt hại tài chính tiềm ẩn trước các rủi ro bảo mật và tấn công mạng.
BizFly CDN là giải pháp tự động tăng tốc và tối ưu hiệu suất website tối ưu cho thị trường Việt Nam với chi phí thấp, cài đặt và thao tác đơn giản: https://bizflycloud.vn/cdn.
Hotline hỗ trợ: 024 7302 8888 / 028 7302 8888