Biết trước vận mệnh nhưng kỳ tài như Gia Cát Lượng cũng khó tránh và bài học sống ai cũng cần biết

Gia Cát Lượng là nhân vật kỳ tài nhưng cuộc đời ông cũng như nhiều kỳ nhân khác, dẫu biết trước vận mệnh cũng không thay đổi được.

Gia Cát Lượng được người đời sau ca ngợi là bậc quân sư kỳ tài bậc nhất. Ông sống ở đời hậu Hán, tài năng và của ông đều còn lưu truyền đến ngày nay. Những người hiểu về chuyện Tam quốc đôi khi sẽ có nhiều tiếc nuối rằng: nhà Thục không thống nhất được thiên hạ, giá như không có cơn mưa lớn ở hang Thương Phương cứu cha con Tư Mã Ý cùng đại quân Ngụy; nếu như khi Gia Cát Lượng đánh bại quân Tư Mã Ý chuẩn bị tiến đến kinh thành nước Ngụy, Thục Chủ là Lưu Thiện đừng nghe lời xàm tấu bắt gọi Gia Cát Lượng kéo quân về nửa chừng thì mọi nguyện đã khác.

Câu chuyện này tới từ đâu?

Khi Lưu Bị lên lều cỏ tìm Gia Cát Lượng giúp mình, Gia Cát Lượng nhận thấy vận mệnh nhà Hán đã hết, nhưng trước sự kiên nhẫn của Lưu Bị, ông quyết định giúp Lưu Bị.

Gia Cát Lượng trên đường ra Kỳ Sơn phạt ngụy ông cũng đã viết  “Mã tiền khóa” dự đoán tương lai hàng trăm năm sau.

Mở đầu “Mã tiền khóa”, Gia Cát Lượng đã viết trong khóa thứ nhất rằng: "Vô lực hồi thiên/ Cúc cung tận tụy/ Âm cư Dương phất/ Bát thiên nữ quỷ". Điều này có thể dịch nghĩa là:  Không sức đổi Trời/ Còng mình gắng sức/ Âm tồn Dương phất/ Tám ngàn nữ quỷ. Điều này có nghĩa Gia Cát Lượng thì còng mình gắng sức, không đổi được mệnh trời, còn hoạn quan Hoàng Hạo loạn quyền, Khương Duy chỉ có thể duy trì tàn cục chứ không thể làm gì được.

Gia Cát Lượng cũng không thay đổi được mệnh trời

Gia Cát Lượng cũng không thay đổi được mệnh trời

Trong câu nói ông viết “Bát thiên nữ quỷ”: Chữ “Bát” (八) thêm chữ “thiên” (千) thêm chữ “nữ” (女) rồi thêm chữ “quỷ” (鬼), hợp thành một chữ “Ngụy” (魏) được cho là ý nói nhà Ngụy sẽ thống nhất thiên hạ.

Mặc dù đi đánh Ngụy nhưng ông biết trước rằng nhà Ngụy sẽ thống nhất thiên hạ. Nhưng ông biết tự mình không thể thay đổi mệnh trời nên chỉ còng lưng gắng sức đến cuối đời thì thôi. 

Trong khóa thứ hai, Gia Cát Lượng lại viết: "Hỏa thượng hữu hỏa/ Quang chúc Trung Thổ/ Xưng danh bất chính/ Giang Đông hữu hổ" có thể dịch nghĩa là: Trên lửa có lửa/ Rọi sáng Trung Thổ/ Xưng danh bất chính/ Giang Đông có hổ

“Hỏa thượng hữu hỏa”, trên “hỏa” (火) có “hỏa” (火) tức hai chữ hỏa trên dưới tạo thành chữ “Viêm” (炎). Chỉ Tư Mã Viêm sẽ lập nên triều Tấn. “Xưng danh bất chính” chỉ triều Tấn của Tư Mã Viêm thực chất là soán ngôi Tào Ngụy mà kiến lập, mà Tào Ngụy lại là soán ngôi triều Hán mà kiến lập, danh không chính ngôn không thuận. “Giang Đông hữu hổ” chỉ Đông Tấn thành lập, đóng đô tại Kiến Khang thuộc Giang Đông.

Không đổi được mệnh trời thì kỳ nhân làm gì?

Biết trước vận mệnh nhưng không đổi được mệnh trời nên khi Gia Cát Lượng lừa cha con Tư Mã Ý cùng đại quân nước Ngụy đến hang Thượng Phương, quân Thục dùng hỏa quân thiêu quân Ngụy. Cha con Tư Mã Ý nghĩ rằng chỉ còn đường chết, nào ngờ  đột nhiên một cơn mưa lớn đổ ập xuống cứu thoát nước Ngụy. Thông thường Kỳ Sơn vào tháng 9 mùa khô không có mưa, nhưng lúc đó lại có cơn mưa thì rõ ràng là mệnh trời khó cãi. Đó chính là cơn mưa cứu nước Ngụy. Điều đó thể hiện rằng ngọn lửa tài năng nhiệt huyết của con người không thể nào thắng được cơn mưa của trời.

Mệnh trời khó chuyển

Mệnh trời khó chuyển

Cảm thán trước sự việc này “Tam quốc diễn nghĩa” đã có thơ rằng:

Cửa hang gió cát với mây bay/ Mưa xối mây đen kéo lại đây/ Võ Hầu kế diệu ví thành đạt/ Tấn triều sao chiếm núi sông này?

Võ Hầu ở đây chính là chỉ Gia Cát Lượng. 

Bản đồ nước Thục được bao bọc bởi núi Âm Bình hiểm trở không thể vượt qua, thế nhưng Gia Cát lượng cũng biết trước nhà Thục sẽ mất ở chính đường qua núi Âm Bình này, chính vì thế ông luôn báo trước cho các tướng việc này, đồng thời căn dặn khi nào cũng phải có quân túc trực phòng bị trên núi. Thế nhưng sau khi Gia Cát Lượng mất, các tướng nhà Thục nhận thấy đường qua núi Âm Bình vô cùng hiểm trở, không thể đi đường này mà đánh nước Thục được nên bỏ qua, không cho quân canh giữ nữa. Đó chính là nguồn cơn làm mất nhà Thục. 

Đó là khi Ngụy tiến đánh nhà Thục, cánh quân Chung Hội tiến đánh phía trước, Khương Duy đưa toàn quân ra phía trước chặn Chung Hội, phía sau là núi Âm Bình hiểm trở không có ai canh giữ thì Đặng Ngải dẫn một cánh quân Ngụy theo đường núi này, liều chết qua núi, qua được ngọn núi này thì quân sĩ chết gần hết, chỉ còn 500 quân tiến vào kinh đô nhà Thục. Quân chủ lực nhà Thục không còn để chống lại, Thục Chủ đầu hàng, nhà Thục mất.

Gia Cát Lượng đã dặn nhưng người sau không nghe nên đã ứng nghiệm. Gia Cát Lượng biết trước nhưng cũng không đổi được mệnh trời. 

Cổ nhân xa xưa nhiều người kỳ tài biết tri thiên mệnh nhưng đều phải thuận thiên mà làm. Còn nhiều câu chuyện về những kỳ nhân tương tự biết trước vận mệnh mà chỉ có thể chấp nhận không thể thay đổi. Thế nên người xưa đã đúc kết lại rằng: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên, mệnh trời khó cãi”. Sống ở đời chỉ có thể cố gắng để chờ đợi mệnh trời xoay chuyển và thuận theo tự nhiên mà sống. Điều đó không có nghĩa biết trước thì xuôi theo, giống như Gia Cát Lượng trong khi đi đánh Ngụy dù biết Ngụy sẽ thống nhất thiên hạ, tại sao còn đi. Đó là vì ông nể sự kiên trì của Lưu Bị. Đó chính là lựa chọn của người quân tử, cố gắng đến cuối cùng, sau đó thì chấp nhận mệnh trời.