Ăn sáng món phở lòng 2 người tử vong, nhiều người phải cấp cứu

Vụ ngộ độc nguy hiểm xảy ra sau khi ăn phở lòng tại Hung Yên đang khiến nhiều người lo lắng.

Ngành y tế tỉnh Hưng Yên đang khẩn trương vào cuộc điều tra nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng xảy ra tại xã Quỳnh An, huyện Quỳnh Phụ, khiến 2 người tử vong và 4 người khác phải cấp cứu sau khi ăn sáng bằng món phở lòng tại một quán ăn địa phương.

Ăn sáng bằng phở lòng, hai người tử vong chỉ sau vài ngày

Theo báo cáo từ Trung tâm Y tế huyện Quỳnh Phụ, ông T.V.D (51 tuổi, trú tại xã Quỳnh An) đã ăn phở lòng lợn tại một quán ăn trong xã vào sáng ngày 6/7. Đến tối 7/7, ông bắt đầu có biểu hiện sốt cao, đau đầu dữ dội, được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa Phụ Dực với chẩn đoán sơ bộ là viêm màng não. Tuy nhiên, tình trạng không thuyên giảm, ông được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Thái Bình để tiếp tục điều trị. Sau khi bệnh diễn biến xấu, người nhà xin đưa ông về, và đến khoảng 15h chiều ngày 8/7, ông T.V.D không qua khỏi.

Người dân cần chú ý để đảm bảo an toàn thực phẩm
Người dân cần chú ý để đảm bảo an toàn thực phẩm

Tương tự, ông N.D.T (55 tuổi, trú cùng xã) cũng ăn phở lòng tại cùng quán vào ngày 6/7. Đến ngày 8/7, ông xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa và nhanh chóng rơi vào tình trạng hôn mê, phải nhập cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Quỳnh Phụ. Trưa cùng ngày, ông T. được đưa về nhà trong tình trạng nguy kịch và đã tử vong sau đó không lâu.

17 người ăn, có 4 người cấp cứu

Qua điều tra ban đầu, cơ quan chức năng xác định có tổng cộng 17 người đã ăn các món có lòng lợn tại 3 quán ăn thuộc thôn Đồng Kỷ và An Vị (xã Quỳnh An) trong ngày 6/7. Ngoài hai nạn nhân đã tử vong, 4 trường hợp khác đang được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Chiều ngày 14/7, một trong các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai đã đủ điều kiện sức khỏe và được xuất viện. Tuy nhiên, tình hình của các bệnh nhân còn lại vẫn được theo dõi sát sao.

Khẩn trương điều tra, giám sát và xử lý môi trườngTrước sự việc nghiêm trọng, ngày 15/7, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (thuộc Sở Y tế tỉnh Hưng Yên) đã thành lập hai tổ công tác chuyên trách để điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc hàng loạt này.

Trung tâm Y tế huyện Quỳnh Phụ cũng chỉ đạo Trạm Y tế xã Quỳnh An (thuộc xã Đông Hải) tăng cường giám sát dịch tễ, tuyên truyền người dân không sử dụng thực phẩm nghi ngờ và tổ chức xử lý môi trường tại các điểm nguy cơ. Đồng thời, lực lượng chức năng đã tiến hành khử khuẩn bằng Cloramin B tại các quán ăn liên quan và hộ gia đình có người mắc bệnh.

Cảnh báo về nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn lợn

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đồng Phú Khiêm – Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương – khả năng nhiễm liên cầu khuẩn lợn không thể loại trừ trong các trường hợp này. Ông cho biết, đây là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể lây từ lợn sang người thông qua thịt sống, tiết canh, lòng lợn chưa nấu chín kỹ.

Hiện nay, bệnh liên cầu khuẩn lợn chưa có vắc xin phòng ngừa, do đó việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời là yếu tố sống còn, giúp hạn chế nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề như điếc, tổn thương thần kinh hoặc suy đa cơ quan.

Khuyến cáo phòng tránh ngộ độc thực phẩm từ thịt lợnĐể bảo vệ sức khỏe, bác sĩ Khiêm đưa ra những khuyến cáo quan trọng:

  • Tuyệt đối không ăn lòng lợn, tiết canh hoặc các món từ thịt lợn chưa được nấu chín kỹ.
  • Chỉ nên mua thịt từ nguồn gốc rõ ràng, có dấu kiểm dịch thú y.
  • Không sử dụng thịt có màu sắc bất thường, dấu hiệu phù nề, chảy nhớt hoặc xuất huyết.
  • Người chế biến, giết mổ lợn cần sử dụng găng tay, khẩu trang, rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với thịt sống.
  • Nếu có vết thương hở, cần băng bó kỹ trước khi làm việc với thực phẩm tươi sống.
  • Đối với đồ ăn sẵn mua ngoài hàng, nên chần lại bằng nước sôi hoặc nấu lại kỹ để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.