6 thói quen nấu ăn gây béo phì, tim mạch, ung thư. Kiểm tra xem nhà bạn có mắc phải không?

Cách nấu ăn hàng ngày không chỉ ảnh hưởng tới khẩu vị mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình. Những thói quen như nhỏ nhặt dưới đây có thể gây ra hàng loạt bệnh lý nguy hiểm như béo phì, tim mạch, ung thư…

Nấu nướng trong gia đình không chỉ liên quan tới khẩu vị của các thành viên mà còn cần phải đảm bảo an toàn lành mạnh cho sức khỏe. Do đó nếu bạn còn thường xuyên duy trì những cách nấu ăn dưới đây thì hãy khắc phục nhé vì chúng là nguyên nhân tăng bệnh ung thư, tim mạch...

1. Chiên rán thực phẩm ngập dầu – Ngon miệng nhưng cực kỳ nguy hại

Chiên rán là cách chế biến thường gặp nhất là trẻ nhỏ thường thích các món chiên rán. Những món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ như cá tẩm bột chiên giòn, khoai tây chiên, gà rán, phô mai que… thường hấp dẫn tăng cảm giác ngon miệng nhưng chúng thường chứa lượng chất béo chuyển hóa và calo rất cao. Ăn nhiều thực phẩm chiên rán sẽ làm tăng cholesterol “xấu” (LDL), giảm cholesterol “tốt” (HDL), gây rối loạn mỡ máu, tăng nguy cơ:

  • Nhồi máu cơ tim
  • Đột quỵ
  • Bệnh tim mạch vành
  • Suy tim

Theo tạp chí Heart, ăn thêm chỉ 114g đồ chiên mỗi tuần có thể làm tăng nguy cơ tim mạch đến 28%, suy tim 37%. 

Ngoài ra, chất béo chuyển hóa trong các thực phẩm chiên rán còn gây viêm, làm giảm miễn dịch và đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Thói quen nấu ăn chiên rán nhiều hơn hấp luộc làm tăng nguy cơ béo phì tim mạch
Thói quen nấu ăn chiên rán nhiều hơn hấp luộc làm tăng nguy cơ béo phì tim mạch

2. Nấu ăn quá kỹ hoặc ăn đồ tái sống – Cả hai đều gây hại

Nấu quá kỹ sẽ làm mất nhiều vitamin (đặc biệt nhóm B và C). Cách nấu năn này còn làm phân hủy protein, gây hình thành các chất độc hại, hoặc giải phóng nitrit – chất liên quan đến ung thư.

Trong khi đó việc ăn thức ăn tái sống sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm sán, vi khuẩn, ký sinh trùng, dễ gây ngộ độc. Nhiễm ký sinh trùng nguy hiể có thể gây u trong não, viêm gan, bệnh sán lá gan.

3. Thái đồ sống và đồ chín trên cùng một thớt – Nguy cơ nhiễm khuẩn chéo

Việc dùng chung dao thớt để thái thực phẩm sống và chín có thể gây ra tình trạng lây nhiễm chéo vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn E.coli, Salmonella… gây ngộ độc thực phẩm. Do đó trong gia đình hãy phân biệt dao thớt dùng riêng cho đồ sống, chín và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, phơi khô sau khi dùng để tránh nhiễm nấm mốc. 

4. Đun dầu ăn đến nhiệt độ quá cao

Dầu ăn bị đốt nóng đến mức bốc khói sẽ sản sinh ra các hợp chất độc hại như acrolein, gây kích ứng và tăng nguy cơ ung thư. Việc dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần cũng rất nguy hại vì chúng tạo ra chất oxy hóa độc, không chỉ làm hỏng mùi vị món ăn mà còn gây tổn thương gan, thận và hệ miễn dịch.

Thay đổi thói quen nấu nướng là cách bảo vệ sức khỏe gia đình, hạn chế béo phì, tim mạch, ung thư
Thay đổi thói quen nấu nướng là cách bảo vệ sức khỏe gia đình, hạn chế béo phì, tim mạch, ung thư

5. Nướng hoặc xào thức ăn cháy xém

Một số người thích ăn đồ có lớp cháy xém vì chúng tạo mùi thơm như thịt nướng, cá nướng… Tuy nhiên, khi thức ăn bị cháy, đặc biệt là thịt, sẽ sản sinh ra HCA và PAHs – những hợp chất gây ung thư đã được WHO cảnh báo. Do đó hãy chiên nướng, xào vừa chín, tránh để cháy khét.

6. Hâm nóng thức ăn nhiều lần và bảo quản sai cách

Việc tiết kiệm thức ăn thừa, dùng hâm nóng nhiều lần có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí sinh hoạt nhưng lại khiến chất dinh dưỡng bị phân hủy và sản sinh độc tố. Hơn nữa thức ăn thừa để trong tủ lạnh cũng gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn chéo. Sau đó mang thức ăn nấu đi nấu lại có thể sinh nitrit độc hại. Bởi vậy nên nấu lượng thức ăn vừa đủ cho mỗi lần ăn.

Gợi ý cách nấu ăn an toàn, tốt cho sức khỏe

  • Ưu tiên các phương pháp luộc, hấp, áp chảo ít dầu
  • Sử dụng dầu ăn lành mạnh (dầu ô liu, dầu hạt cải…)
  • Nấu vừa đủ, ăn hết trong ngày, hạn chế hâm lại nhiều lần
  • Sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh theo khu riêng: đồ sống, đồ chín, rau củ

Kết luận: Việc thay đổi thói quen nấu ăn không phải có thể thực hành ngay nhưng điều đó không chỉ giúp món ăn ngon hơn mà còn bảo vệ sức khỏe gia đình khỏi các bệnh nguy hiểm như béo phì, tim mạch, ung thư. Bạn có thể cùng các thành viên gia đình tìm hiểu thêm về các phương pháp lành mạnh, trao đổi cùng nhau rồi hãy bắt đầu từ những điều đơn giản như giảm món chiên rán, tránh ăn tái sống, không dùng lại dầu cũ… từ đó hình thành dần nên nếp ăn uống lành mạnh trong cả gia đình.