Những loại đồ uống này góp phần làm giảm các triệu chứng khó chịu do viêm xoang gây ra.
Viêm xoang là bệnh lý tai mũi họng. Người bị bệnh ngày gặp tình trạng niêm mạch mũi xoang viêm, phù nề, có nhiều chất nhầy. Bệnh có thể do vi khuẩn, vi rút gây ra hoặc do các bất thường trong cấu trúc xoang mũi, viêm mũi xoang dị ứng.
Người bị viêm xoang thường gặp các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau nhức mặt, đau đầu. Một số biểu hiện nghiêm trọng của bệnh là số cao, đau nhức toàn bộ xương mặt, khoang mũi xuất hiện mủ.
Người bệnh cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại đồ uống làm từ nguyên liệu tự nhiên giúp thông mũi, dịu cổ họng, tăng cường sức đề kháng.
Nước chanh mật ong
Chanh mật ong có tác dụng giải độc, tăng cường sức đề kháng, kháng viêm, giúp làm dịu cổ họng đau rát.
Người bệnh có thể chuẩn bị một cốc nước ấm, thêm một ít nước chanh và mật ong, khuấy đều để thưởng thức. Một ngày có thể uống 1-3 lần.
Trà gừng
Gừng có đặc tính chống viêm, long đờm, giúp hỗ trợ làm lỏng chất nhầy, giảm tình trạng đau họng và các triệu chứng khó chịu ở xoang mũi.
Bạn có thể lấy một mẩu gừng tươi khoảng 3cm gọt vỏ, cắt nhỏ rồi cho vào nồi nước sôi đun khoảng 15 phút. Lọc lấy phần nước, để nguội bớt rồi cho thêm một ong hoặc nước cốt chanh. Uống khi trà còn ấm, mỗi ngày có thể dùng 2-3 lần.
Trà quế
Quế có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt.
Bạn có thể đun sôi nước rồi cho trà (trà xanh hoặc trà thảo mộc đều được), một mẩu quế và ngâm trong vài phút. Sử dụng trà quế khi còn ấm. Một ngày uống 1-2 tác trà quế để giảm các triệu chứng viêm xoang.
Trà thảo mộc
Các thảo mộc như gừng, hoa cúc, cạch đàn, húng tây, xô thơm, quả mâm xôi tốt cho sức khở của người bị viêm xoang. Các loại trà này có khả năng làm giảm lượng chất nhầy trong mũi và cổ họng của người bệnh.
Bạn hãy ngâm trà thảo mộc trong nước nóng 10-15 phút. Ngoài ra, có thể kết hợp trà thảo mộc với các loại nguyên liệu như mật ong, nước công chanh.
Trà bạc hà
Lá bạc hà có chứa tinh dầu và các chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm, làm thông thoáng mũi, giúp giảm đau nhức xoang mũi.
Bạn có thể cho lá bạc hà khô vào nồi nước rồi đun sôi khoảng 10 phút. Rót trà bạc hà ra cốc, chờ cho trà nguội bớt thì thêm nước cốt chanh hoặc mật ong rồi uống. Một ngày có thể uống 3 lần.
Sữa nghệ
Nghệ chứa chất curcumin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Sữa nghệ còn có tác dụng hỗ trợ chống nhiễm trùng, tắc nghẽn ngực.
Bạn có thể đun nóng một cốc sữa, thêm nghệ và mật ong. Uống khi sữa còn ấm, một ngày uống 1-2 lần để giảm các triệu chứng khó chịu ở mũi, họng.