4 cách ổn định tài chính cá nhân trong khủng hoảng kinh tế

Cố vấn tài chính Anh Vũ là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư tài chính. Trong thời điểm khủng hoảng kinh tế như hiện nay, mỗi người đều cần có khoản dự phòng để ổn định tài chính.

Chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên giúp bạn ổn định kinh tế, quản lý thu nhập và đầu tư sinh lời an toàn.

Cố vấn tài chính Anh Vũ quản lý tài chính cá nhân như thế nào?

r2

Chia sẻ với chúng tôi, Anh Vũ có nhiều nhận định về tình hình tài chính ở thời điểm hiện tại. Thứ nhất, mọi người cần phải tăng dòng tiền thu vào của chính mình. Theo chuyên gia, thay vì một công việc thì bạn có thể làm thêm để tăng thu nhập của mình lên.

Thứ hai, bạn phải liệt kê những chi phí không cần thiết có thể cắt giảm, những chi tiêu mà mình có thể hạn chế trong thời điểm khó khăn. Với anh Vũ, viết xuống những dòng chi tiêu là một cách hiệu quả để quản lý chúng. Đa phần các bạn trẻ không thực hiện điều này. Nắm chắc các khoản chi tiêu giúp bạn đánh giá các khoản thu chi này có hợp lý không và điều chỉnh phù hợp.

Chiến lược quản lý nợ và tiết kiệm tài chính trong tình hình khẩn cấp.

r3

Cố vấn tài chính Anh Vũ cho biết hiện tại nhiều người đang sử dụng nợ để thúc đẩy khả năng tài chính. Theo anh, khi sử dụng nợ cần hết sức lưu ý đến việc quản lý và sử dụng.

Overleveraged là thuật ngữ miêu tả tình trạng một người mượn các khoản nợ quá sức để trả. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều người trẻ khi không quản lý nợ và đánh giá khả năng trả nợ của chính mình.

Anh Vũ chia sẻ: “Mình phải tính đường lui nữa chứ không phải đầu tư nào cũng thắng đâu. Thu nhập của mình nên dự phòng từ 3 tới 6 tháng để tránh rủi ro bất ngờ”.

Trích lập dự phòng là bước rất quan trọng trong quản lý chi tiêu. Nên dự phòng để khi thất nghiệp, mất thu nhập thì chúng ta vẫn còn tiền để trang trải, thanh toán như những khoản nợ.

Cố vấn tài chính Anh Vũ hướng dẫn cách thiết lập quỹ dự trữ tài chính cá nhân.

r4

Theo chuyên gia, mọi người đều cần học các thiết lập quỹ dự trữ tài chính cá nhân đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế có nhiều biến động.

Thứ nhất, mọi người nên học cách quản lý những khoản nợ. Nguyên tắc là nhanh chóng trả đứt những món nợ lãi suất cao trước sau đó trả những món nợ lãi suất thấp hơn. Thứ hai là bạn phải có quỹ dự phòng đề phòng rủi ro. Thứ ba là bạn nên tham gia bảo hiểm như một loại tài sản phòng ngừa. Anh Vũ cho rằng, bảo hiểm là một khoản chi hợp lý để bảo vệ nguồn thu nhập của bản thân. Các tài sản có giá trị thường sẽ phải mua bảo hiểm như: bảo hiểm xe, bảo hiểm nhà, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ,... Thứ tư là bạn nên đi đầu tư để sinh lời, phải luôn có tư duy là tiền phải sinh ra tiền, không để tiền nhàn rỗi.

Qua những chia sẻ của Cố vấn tài chính Anh Vũ đã giúp chúng ta có thêm góc nhìn về bức tranh tài chính cá nhân trong khủng hoảng kinh tế. Thiết lập dự phòng, quản lý nợ, tham gia bảo hiểm và đầu tư là 4 cách giúp bạn ổn định tài chính, hạn chế rủi ro khi kinh tế suy thoái. Cảm ơn chuyên gia Anh Vũ đã có những chia sẻ tài chính bổ ích cho các bạn trẻ.

thuongnt