3 loại nước quen mặt nhưng âm thầm “rút sạch” canxi trong xương: Uống nhiều chỉ khiến xương giòn, dễ gãy

Nhiều người cho rằng loãng xương chỉ đến khi tuổi cao, nhưng thực tế, thói quen ăn uống hàng ngày mới là thủ phạm âm thầm bào mòn canxi trong cơ thể.

1. Rượu – “kẻ thù” âm thầm của xương khớp

Việc uống rượu quá mức không chỉ ảnh hưởng đến gan mà còn tác động nghiêm trọng đến hệ xương. Rượu làm giảm mật độ xương, ức chế quá trình hình thành tế bào xương mới và khiến xương dễ gãy hơn. Thậm chí, nếu bị gãy xương, người uống nhiều rượu sẽ mất nhiều thời gian hơn để hồi phục.

Ngoài ra, rượu còn gây tổn hại đến nhiều cơ quan khác, nên tốt nhất bạn nên hạn chế hoặc tránh xa thức uống này để bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Việc uống rượu quá mức không chỉ ảnh hưởng đến gan mà còn tác động nghiêm trọng đến hệ xương.
Việc uống rượu quá mức không chỉ ảnh hưởng đến gan mà còn tác động nghiêm trọng đến hệ xương.

2. Cà phê – uống quá nhiều có thể “rút canxi” khỏi cơ thể

Cà phê là thức uống khoái khẩu của nhiều người, nhưng caffeine lại là “thủ phạm” làm giảm khả năng hấp thụ canxi tại ruột và tăng đào thải canxi qua nước tiểu. Điều này khiến mật độ xương giảm dần nếu bạn uống quá nhiều cà phê mỗi ngày.

Ngoài ra, việc lạm dụng caffeine còn dẫn đến co giật cơ bắp và đau nhức nếu đang trong giai đoạn giảm hoặc ngừng sử dụng. Các chuyên gia khuyên bạn nên giới hạn lượng cà phê ở mức 2–3 ly/ngày để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp.

Cà phê là thức uống khoái khẩu của nhiều người, nhưng caffeine lại là “thủ phạm” làm giảm khả năng hấp thụ canxi tại ruột và tăng đào thải canxi qua nước tiểu.
Cà phê là thức uống khoái khẩu của nhiều người, nhưng caffeine lại là “thủ phạm” làm giảm khả năng hấp thụ canxi tại ruột và tăng đào thải canxi qua nước tiểu.

3. Nước ngọt có ga – ‘vua rút canxi’ trong chế độ ăn hiện đại

Theo bác sĩ nội tiết Felicia Cosma (ĐH Columbia, Mỹ), nước ngọt có ga là một trong những yếu tố góp phần lớn làm giảm mật độ xương và tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương.

Thức uống này thường chứa axit photphoric, khiến tỉ lệ canxi – photpho trong cơ thể mất cân bằng. Để điều hòa lại, cơ thể phải “huy động” canxi từ xương, dẫn đến tình trạng xương yếu, giòn. Không chỉ vậy, đường tinh luyện trong nước ngọt còn làm giảm hấp thu canxi tại ruột.

Một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ (2014) cho thấy: uống nhiều nước ngọt có ga làm tăng nguy cơ gãy xương hông ở người trưởng thành. Vì vậy, nếu muốn giữ hệ xương chắc khỏe, hãy giảm thiểu tối đa việc tiêu thụ nước ngọt, đặc biệt là các loại có gas.