Vì sao sữa thường được đựng trong hôp giấy chữ nhật, nước ngọt lại đóng trong chai hình trụ tròn?

Nếu quan sát kỹ, bạn có thể thấy, nước ngọt thường đóng trong chai có hình trụ tròn còn sữa lại đóng trong hộp giấy chữ nhật. Tại sao lại như vậy?

Nước ngọt luôn đón trong chai hình trụ tròn

Nói về kỹ thuật, chất liệu phổ biến dùng để làm vỏ chai là nhựa PET. Chất này mềm ra ở nhiệt độ cao nên có thể dùng để đúc khuôn với đủ hình dạng khác nhau. Trong đó, chai nước ngọt được làm từ nhựa PET thường sẽ có hình trụ tròn. Gần như không thể tìm thấy các chai nước ngọt có hình dạng khác.

Nước ngọt có đặc điểm là dễ bị sủi bọt và phụt khí ngay cả khi chỉ cần lắc nhẹ. Trong quá trình vận chuyển, chai sẽ bị tác động nhiều. Điều này càng khiến CO2 trong nước giãn nở mạnh. Nếu vỏ chai yếu hoặc vỏ chai có gốc cạnh, áp suất sẽ dễ tập trung ở các cạnh này làm chai dễ bị biến dạng hoặc bị nổ vỡ.

Trong khi đí, chai trụ tròn khắc phục được nhược điểm này. Hình dạng không góc cạnh giúp phân tán áp lực đều lên bề mặt vỏ chai, giảm rủi ro khi CO2 bên trong giãn nở.

Không chỉ có chai nước ngọt áp dụng nguyên lý này. Các loại bình gas, bình oxy khi cũng sử dụng dạng bình trụ tròn với lý do tương tự.

Nếu cố tình đóng nước ngọt có gas vào các loại chai lọ hình chữ nhật, hình vuông, khí CO2 sẽ làm phồng vỏ trai thành gần tròn. Bạn có thể thấy điều này ở những hộp sữa bị hỏng (sữa bên trong bị lên men và sinh ra khí). Để giữ nguyên hình dáng ban đầu của hộp, người ta chỉ có một cách duy nhất là làm phần vỏ thật dày và cứng. Tuy nhiên, cách này gây ra tốn kém. Do đó, nó không được lựa chọn.

Ngoài ra, bạn có thể quan sát phần đáy của chai nước ngọt. Nó thường được chia thành 5 phần như cánh hoa chứa không được làm phẳng. Đây là thiết kế có tác dụng tăng diện tích tiếp xúc với mặt phẳng, giúp chai chịu lực tốt hơn, đứng vững hơn.

Nếu quan sát kỹ, bạn có thể thấy, nước ngọt thường đóng trong chai có hình trụ tròn còn sữa lại đóng trong hộp giấy chữ nhật.
Nếu quan sát kỹ, bạn có thể thấy, nước ngọt thường đóng trong chai có hình trụ tròn còn sữa lại đóng trong hộp giấy chữ nhật.

Sữa thường dóng trong hộp giấy chữ nhật

Thời xưa, khi sữa tươi được bán trực tiếp ngay tại trang trại, người mua sẽ tự mang chai lọ riêng. Người bán sẽ múc sữa từ thùng đựng vào chai này. Tuy nhiên, khi đó, sữa rất dễ hỏng do điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Sau đó, phương pháp thanh trùng Pasteur ra đời giúp việc bảo quản sữa được đưa lên tầm cao mới. Thời hạn sử dụng của sữa được kéo dài lên vài ngày, kể cả khi để ở nhiệt độ thường. Nếu được bảo quản lạnh, thời gian sữa giữ được hương vị tươi ngon lên tới cả tuần.

Tuy nhiên, việc dựng sữa trong các chai thủy tinh lại rất cồng kềnh và chai cũng dễ vỡ. Để khắc phục vấn đề này, người ta chuyển sang sử dụng bao bì bằng giấy. Kết cấu của hộp giấy đựng sữa có nhiều lớp khác nhau, bao gồm các lớp giấy, nhựa PE và màng nhôm. Loại hộp này được gọi là Tetra Pak, là phát minh của một công ty Thụy Điển.

Ưu điểm của loại hộp giấy này là có thể cản ánh sáng, không khí và vi khuẩn. Sự ra đời của phương pháp tiệt trùng và hộp giấy giúp kéo dài thời gian bảo quản sữa. Sữa có thể để ở nhiệt độ thường trong thời gian dài mà không cần làm lạnh hay bổ sung chất bảo quản.

Ngoài ra, việc xếp các hộp sữa bằng giáy hình hộp chữ nhật cũng dễ dàng hơn, thuận tiện hơn trong quá trình vận chuyển.

Một đạng bao bì bằng giấy khác được dùng để đựng sữa là hộp Fress House. Hình dáng trông giống như mái nhà. Loại hộp này không có lớp nhôm bên trong nên sữa rất dễ hỏng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy các loại sữa được đóng trong các chai nhựa chai thủy tinh. Tuy nhiên, loại bao bì này thường có giá thành cao, không phù hợ với nhiều người.