Vì sao người xưa dặn con cháu không thắp hương buổi tối? Lý do không hề mê tín

Thắp hương là tập tục của người Việt có ý nghĩa thiêng liêng nhưng lại không phải lúc nào cũng nên làm điều này.

Ý nghĩa của việc thắp hương

Thắp hương là bước đầu tiên để bắt đầu một buổi lễ. Khi que hương được thắp lên, đó là lúc chính thức bắt đầu nghi lễ. Hương thơm thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ, là sự kết nối giữa người thắp hương và thế giới tâm linh. Vì vậy, trước khi thắp hương, nghi lễ chưa thực sự bắt đầu.

Trong không gian thờ cúng, hương giúp dẫn dắt con người vào thế giới tâm linh, kết nối với tổ tiên và thần linh. Thắp hương là một hành động kính cẩn, thể hiện lòng thành tâm và tưởng nhớ. Khi hương cháy, nghi lễ chính thức được bắt đầu, gia chủ thắp hương để mời tổ tiên, thần linh về chứng giám và kết nối lời cầu nguyện của mình với thế giới tâm linh.

Thắp hương là bước đầu tiên để bắt đầu một buổi lễ. Khi que hương được thắp lên, đó là lúc chính thức bắt đầu nghi lễ.

Thắp hương là bước đầu tiên để bắt đầu một buổi lễ. Khi que hương được thắp lên, đó là lúc chính thức bắt đầu nghi lễ.

Mỗi khi hướng về thế giới tâm linh, điều đầu tiên là thắp hương. Trong mọi hoàn cảnh, có thể thiếu đồ cúng nhưng không thể thiếu hương.

Người Việt thường thắp hương vào các ngày mùng 1, ngày rằm âm lịch, ngày giỗ, lễ Tết để cúng tổ tiên, thần linh. Thực tế, vào ngày 1 và 15 hàng tháng, khi chu kỳ mặt trăng thay đổi, nó có ảnh hưởng lớn đến điều kiện tự nhiên và lực hút của Trái đất, vì vậy thắp hương để cầu xin thần linh, tổ tiên phù hộ, tránh tai họa. Ngoài ra, trong những dịp như giỗ chạp, khai trương, thắp hương là để tưởng nhớ tổ tiên, thần linh và gửi lời cầu nguyện, ước vọng.

Tại sao không thắp hương vào buổi tối?

Trong văn hóa tâm linh, có sự phân chia âm dương. Ban ngày là dương, ban đêm là âm. Buổi tối là lúc âm thịnh, là thời gian hoạt động của các linh hồn, ma quái, và những linh hồn bình thường cũng nghỉ ngơi.

Nếu thắp hương vào buổi tối, đó có thể là mong muốn kết nối với thế giới cõi âm, vì vậy sẽ mời gọi linh hồn, ma quái vào nhà. Vào buổi tối, có nhiều linh hồn lang thang, vì thế người xưa cho rằng thắp hương vào thời gian này có thể mời gọi các linh hồn và ma quái, làm tăng âm khí trong nhà, không tốt cho gia chủ, có thể gây ra xui xẻo, bệnh tật.

Trong văn hóa tâm linh, có sự phân chia âm dương.

Trong văn hóa tâm linh, có sự phân chia âm dương.

Hơn nữa, thắp hương vào buổi tối cũng tạo ra cảm giác u tịch, hoang mang, làm cho không khí trong nhà trở nên lạnh lẽo và khiến mọi người cảm thấy sợ hãi. Do đó, người xưa tránh thắp hương vào buổi tối để không làm gia tăng âm khí trong nhà, tránh gây cảm giác sợ hãi cho các thành viên trong gia đình.

Thông thường vào buổi tối, gia đình thường quây quần nghỉ ngơi, cửa thường khép lại. Thắp hương vào buổi tối sẽ tạo ra khói trong nhà, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự nghỉ ngơi. Hơn nữa, vào buổi tối, không nên thực hiện các nghi thức tâm linh vì dễ bị âm khí ám ảnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và tài vận. Buổi tối là lúc âm khí nặng, thắp hương chỉ làm tăng thêm âm khí, dễ dẫn đến tinh thần sa sút và bệnh tật.

Vì vậy, ngoài dịp cúng giao thừa, hầu hết mọi người đều không thắp hương vào buổi tối mà chỉ thắp vào ban ngày.

Những lưu ý khi thắp hương

Vào các ngày mùng 1, ngày rằm, thường thắp hương vào buổi sáng và tránh thắp hương sau 12 giờ trưa vì đây là thời điểm trời nóng, dương khí mạnh, không phù hợp cho việc thờ cúng.

Hương là biểu tượng của lòng thành kính của gia chủ, vì vậy cần lựa chọn hương đảm bảo sạch sẽ, chất lượng, tránh dùng loại hương hóa chất tạo cuộn tàn hay hương kém chất lượng dễ bị ẩm mốc.

Hương dùng để kết nối với thế giới tâm linh, nhưng không nên thắp quá nhiều cùng lúc vì có thể gây nguy cơ cháy nổ, và nếu bát hương bị cháy cũng mang lại điềm xui xẻo. Thắp quá nhiều hương còn gây ngạt khí, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Khi thắp hương, nên mở cửa chính phòng thờ để không khí trong lành.

Thường thì khi thắp hương, mọi người dùng số lượng hương lẻ như 1, 3, 5. Tốt nhất nên dùng từ 1 đến 3 cây, không nên dùng quá nhiều.

Sau khi châm lửa vào hương, nên dùng tay phẩy để tắt lửa, tránh thổi bằng miệng vì điều này có thể gây bất kính và không sạch sẽ.

Hương khi được cất trên ban thờ cần tránh để ẩm ướt và bị gãy rụng.

Tại gia đình, chỉ nên đốt thẻ hương hoặc nụ hương, không nên cắm chân hương vòng vào bát hương vì điều này gây đại kỵ. Chân hương vòng chỉ dùng cho các đền chùa, miếu phủ nơi có đạo hạnh cao. Việc cắm chân hương vòng vào bát hương gia tiên giống như cắm vật nhọn kim loại sẽ tạo sát khí, khiến linh hồn tổ tiên không được an nghỉ, dễ dẫn đến gia đình xảy ra xáo trộn, ốm đau.