Uống nước lá đinh lăng trị bệnh gì?

Lá đinh lăng không chỉ được dùng như một loại rau gia vị mà còn là dược liệu quý. Việc uống nước lá đinh lăng mang lại một số lợi ích nhất định cho cơ thể.

Lợi ích của lá đinh lăng đối với sức khỏe

Cây đinh lăng là loại cây cản quen thuộc đối với nhiều người Việt. Tên khoa học của cây đinh lăng là Polyscias fruticosa (L.) Harms. Ở Việt Nam, lá của cây đinh lăng thường được mọi người sử dụng để ăn sống, trộn gỏi hoặc nấu canh. Theo Đông y, đây là một loại thảo dược quý có tác dụng trị nhiều bệnh.

Theo bài viết trên báo Sức khỏe & Đời sống của BSNT. Đặng HạnhKhoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội, đinh lăng chứa các chất như flavonoid, saponin, polyphenol, alkaloid, glycoside, tannin, acid amin,vitamin C, B1, B2 và B6. Các hợp chất trên đều cần thiết cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể, quá trình chống oxy hóa ở các mô.

Cây đinh lăng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như chống mệt mỏi, bổ sung dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch, tạo cảm giác thèm ăn, ngủ ngon, cải thiện sức khỏe sinh sản của nam giới... Các nghiên cứu khoa học gần đây còn chỉ ra rằng đinh lăng có tác dụng trong việc chống căng thẳng, chống oxy hóa, cải thiện trí nhớ, chống trầm cảm, bảo vệ gan, hạ đường huyết, hạ lipid máu...

Ngoài ra, lá đinh lăng còn được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson. Sử dụng loại lá này có tác dụng trong việc cải thiện các vấn đề như suy nhược thần kinh, căng thẳng thần kinh, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, mất thăng bằng, run tay...

Ngoài ra, vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B1 trong lá đinh lăng có tác dụng tốt trong việc chống suy giảm trí nhớ, tăng cường sức khỏe của hệ thần kinh...

Trong Đông y, lá đinh lăng có vị bùi, đắng, thơm, hơi mát. Loại dược liệu này hay được sử dụng trong các bài thuốc với tác dụng giả độc, lợi niệu, tiêu mẩn ngứa.

Ngoài ra, lá đinh lăng còn có tác dụng cầm máu. Trước đây, người ta thường lấy lá đinh lăng rửa sạch, giã nát và đắp lên các vết thương ngoài da chảy máu để cầm máu nhanh chóng, giúp vết thương mau lành.

Lá đinh lăng có giá trị dinh dưỡng cao, là một loại dược liệu trong Đông y.
Lá đinh lăng có giá trị dinh dưỡng cao, là một loại dược liệu trong Đông y.

Cách đun nước lá đinh lăng

Lá đinh lăng khô hoặc lá đinh lăng tươi đều có thể sử dụng để đun nước uống.

Lấy khoảng 50 gram lá đinh lăng khô hoặc 150-200 gram lá đinh lăng tươi rửa sạch, để ráo.

Cho lá đinh lăng vào bình thêm một ít nước sôi, đậy nắp bình và lắc nhẹ. Đổ phần nước này đi. Bước này có tác dụng rửa lá.

Cho khoảng 1 lít nước sôi vào bình, đậy nắp và chờ 5-7 phút. Sau đó, rót nước lá đinh lăng ra cốc, uống như một loại trà.

Uống nước lá đinh lăng trị bệnh gì?

  • Bồi bổ cơ thể, chống mệt mỏi

Lấy khoảng 150-200 gram lá đinh lăng tươi, rửa sạch, để ráo nước. Cho lá đinh lăng vào nồi, thêm 200ml nước và đun sôi trong vòng 5-7 phút. Chắt phần nước ra, đổ thêm 200ml nước vào nồi và nấu sôi trở lại. Chắt phần nước này ra và pha cùng phần nước trước đó. Chia làm 2 lần uống/ngày. Trị mẩn ngứa, dị ứng, mề đay

Lấy khoảng 80 gram lá đinh lăng khô nấu cùng 500ml. Nấu đến khi nước sắc còn khoảng 250ml thì chắt nước ra. Chia nước lá đinh lăng thành 2 lần uống/ngày.

  • Trị đau lưng do thời thay đổi thời tiết

30 gram cành và lá đinh lăng, 15 gram rễ cây xấu hổ, 15 gram cúc tần, 15 gram cam thảo dây. Cho các nguyên liệu này vào nồi, thêm 800ml và sắc cho đến khi nước còn khoảng 300ml. Chắt nước ra và chia làm 3 lần uống/ngày. Dùng trong 5 ngày.

Nước lá đinh lăng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nước lá đinh lăng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
  • Hỗ trợ tiêu hóa

Nước lá đinh lăng có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu liên quan đến tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy. Có thể lấy lá đinh lăng và sắc nước uống trong vòng vài ngày. Các vấn đề về tiêu hóa nói trên sẽ được cải thiện.

  • Trị đau đầu, mất ngủ

Lá đinh lăng có chứa saponin và các thành phần quan trọng có có tác dụng hoạt hóa nhẹ và đồng bộ vỏ nào, cải thiện hệ thần kinh. Ngoài ra, loại lá này còn giúp tăng cường sức đề kháng, an thần, giảm đau đầu, giảm căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

  • Cải thiện tình trạng tắc sữa sau sinh

Nước lá đinh lăng có thể giúp cải thiện các vấn đề liên quan đến sữa mẹ như ít sữa sau sinh, tắc tia sữa.

Lấy lá đinh lăng sao vàng và bảo quản trong lọ để dùng dần. Mỗi lần uống sẽ lấy một ít ra và đun sôi cùng nước. Lưu ý, chỉ uống nước đun trong ngày và uống khi nước còn ấm.

  • Trị ho

Nước lá đinh lăng có thể giúp giảm ho hiệu quả. Lấy lá đinh lăng rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô rồi đem sao vàng. Bảo quản trong lọ kín ở nơi khô ráo, thoáng mát. Mỗi lần lấy khoảng 10-12 gram đun nhỏ lứa với nước rồi chắt lấy phần nước để uống.

Lưu ý khi sử dụng lá đinh lăng

nước lá đinh lăng mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng không nên lạm dụng, đặc biệt là không được sử dụng thay thế nước lọc để uống hằng ngày vì nó có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Lá đinh lăng chứa nhiều saponin. Việc tiêu thụ quá nhiều chất này sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, nôn mửa, hoa mắt chóng mặt. Lá đinh lăng tươi có lượng saponin rất cao. Nếu nạp vào cơ thể với lượng lớn, nó sẽ gây ra vấn đề rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy đối với người bị hội chứng ruột kích thích.

Khi phơi khô, chất saponin trong lá đinh lăng sẽ giảm đi đáng kể.

Trên đây là những thông tin giải đáp về vấn đề "Uống nước lá đinh lăng trị bệnh gì?". Nếu bạn muốn sử dụng lá đinh lăng để cải thiện sức khỏe, hãy chú ý dùng đúng cách, không lạm dụng. Người đang điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.