Một ly rượu, 1 cốc bia không đủ khiến cho con người mất đi tỉnh táo, vậy họ có bị CSGT xử phạt? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Đề xuất giảm mức xử phạt nồng độ cồn?
Theo công văn do Ban Dân nguyện Quốc hội chuyển đến Bộ GTVT, cử tri tỉnh Hòa Bình cho biết, theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, quy định mức phạt tiền từ 2 - 3 triệu đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Cử tri cho rằng, đây là quy định khá nghiêm khắc trong luật, áp dụng để ngăn chặn tình trạng sử dụng bia rượu khi tham gia giao thông với tỷ lệ tuyệt đối mà không có nới lỏng về ngưỡng giới hạn bị xử phạt.
Thực tế cho thấy, việc quy định tuyệt đối mà không có ngưỡng giới hạn tối thiểu nồng độ cồn bị xử phạt như hiện nay là rất khó khăn cho người dân và lực lượng chức năng trong thực thi công vụ.
Đồng thời, trên thực tế một con người khỏe mạnh nặng trên 60kg thì với một ly rượu, hay 1 cốc bia không thể làm họ say mất tỉnh táo và điều khiển phương tiện nguy hiểm được. Nên việc giảm nhẹ mức phạt nồng độ cồn là cần thiết.
Nhiều trường hợp người dân có sử dụng rượu bia từ trưa hoặc tối hôm trước nhưng khi kiểm tra nồng độ cồn thì đa số vẫn còn nồng độ cồn trong máu và hơi thở nên các trường hợp này sẽ bị xử phạt theo quy định. Do vậy, cử tri đề nghị điều chỉnh, sửa đổi theo hướng có quy định giới hạn mức nồng độ cồn tối thiểu khi tham gia giao thông.
Người dân chỉ uống có 1 ly rượu, 1 cốc bia điều khiển xe có bị thổi nồng độ cồn?
Theo các chuyên gia thì việc thổi nồng độ cồn với người điều khiển phương tiện giao thông không nằm ở việc bạn uống bao nhiêu bia, rượu. Bởi vì, theo giải đáp của các chuyên gia đối với phương tiện ô tô, lái xe tuyệt đối không được phép sử dụng rượu bia; còn đối với xe máy và motor, con số cho phép là không vượt quá 50mg/100ml máu hoặc dưới 0,25mg/1L khí thở.
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một đơn vị uống chuẩn chứa 10g cồn tương ứng với: 1 chén rượu mạnh 40 độ (30ml); 1 ly rượu vang 13,5 độ (100ml); 1 vại bia hơi (330ml); hoặc 3/4 chai (lon) bia 5% (330ml).
Như vậy, để không bị thổi phạt về nồng độ cồn khi tham gia giao thông, người điều khiển xe máy và motor không nên uống quá 2 đơn vị uống chuẩn, tương đương với 1,5 lon bia hoặc 2 ly rượu. Tuy nhiên, do cơ thể của mỗi người là khác nhau vì vậy mức độ ngấm rượu bia vào máu cũng là khác nhau. Không thể nói chỉ uống một chén rượu, 1 cốc bia không đủ làm say được.
Bên cạnh đó, nồng độ cồn trong máu/khí thở còn phụ thuộc vào cả các yếu tố như: cân nặng của người uống, tốc độ uống, thời gian uống và loại đồ uống.
Mức phạt nồng độ cồn năm 2025
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu, hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (mức phạt cũ là 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng).
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm trên còn bị trừ 2 điểm Giấy phép lái xe.
Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu, hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (giữ nguyên theo mức phạt hiện hành).
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm trên còn bị trừ 10 điểm Giấy phép lái xe.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu, hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (giữ nguyên theo mức phạt hiện hành).Đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu, hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (mức phạt cũ là 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng).
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm trên còn bị trừ 2 điểm Giấy phép lái xe.
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu, hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (giữ nguyên theo mức phạt hiện hành).
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm trên còn bị trừ 10 điểm Giấy phép lái xe.
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu, hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (giữ nguyên theo mức phạt hiện hành).