Mẹo bảo quản bưởi ăn Tết Ất Tỵ, làm đúng bước này, bưởi để 2-3 tháng vẫn vàng óng, mọng nước

Để bảo quản bưởi được lâu, thậm chí để qua Tết vẫn tươi ngon, bạn hãy áp dụng mẹo nhỏ dưới đây.

Cách chọn bưởi ngon

Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Giai đoạn này, các gia đình đã bắt đầu rục rịch chuẩn bị đón Tết. Mỗi dịp cuối năm, bưởi lại trở thành loại trái cây được mọi người săn đón. Bưởi không chỉ xuất hiện trên mân ngũ quả mà còn là loại trái cây giải ngấy phù hợp sau các bữa ăn với bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành... Loại trái cây này có hương vị thanh mát, vừa hỗ trợ tiêu hóa, hạn chế đầy bụng sau khi ăn. Vì vậy, nhiều gia đình thường mua cả trăm quả bưởi để ăn dần hoặc đi biếu Tết.

Khi chọn bưởi, bạn nên lựa những quả tròn đều, cuống nhỏ. Về màu vỏ, tùy từng giống mà vỏ các thể mang màu sắc khác nhau. Thông đường, đối với bưởi Diễn (giống bưởi nổi tiếng ở miền Bắc, được trồng ở đất Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội), vỏ của những quả có hương vị ngon ngọt sẽ có màu vàng rơm hoặc vàng sậm.

Nếu chọn để bày mâm ngủ quả, có thể lựa những quả có kích thước hơi to một chút, nặng và vỏ tươi. Nếu chỉ chọn để ăn, có thể lựa quả hơi rám năng, dẹt và có màu sậm.

Cách bảo quản bưởi không khó. Nếu làm đúng, bưởi có thể để được vài tháng mà vẫn giữ độ tươi ngon.

Cách bảo quản bưởi không khó. Nếu làm đúng, bưởi có thể để được vài tháng mà vẫn giữ độ tươi ngon.

Cách bảo quản bưởi

- Bảo quản bưởi bằng vôi

Để bảo quản bưởi được lâu, giúp bưởi không bị héo, thối mốc, bạn cần nhớ 3 điều sau:

+ Không vặt phần núm ở cuống bưởi;

+ Sử dụng vôi để quét xung quanh cuống bưởi giúp hạn chế vi khuẩn, côn trùng tấn công;

+ Không để bưởi ở nơi ẩm thấp hoặc nơi có ánh nắng trực tiếp rọi vào. Nên để bưởi ở chỗ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Có thể lót giấy báo hoặc bìa carton xuống đất trước rồi mới xếp bưởi lên trên. Lưu ý, chỉ xếp từng lớp bưởi một, không xếp quá nhiều bưởi chồng lên nhau khiến các quả ở phía dưới bị bẹp và nhanh thối hơn. Nên để các quả bưởi cách nhau một khoảng vừa đủ để hơi nước không bị đọng lại.

Để bưởi trên bàn thờ có màu sắc đẹp mắt, vỏ vàng bóng, không héo, bạn không nên rửa bưởi với nước. Rửa nước sẽ khiến bưởi nhanh bị thối. Thay vào đó, để làm sạch bưởi, bạn chỉ cần dùng khăn ẩm lau nhẹ. Tiếp đó, lấy khăn thấm một ít rượu trắng và lau bưởi khoảng 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 1-2 phút. Với cách này, bưởi đặt trên bàn thờ dù để tới Rằm tháng Giêng vẫn căng tròn, vỏ vàng óng.

Có nhiều cách để bảo quản bưởi khác nhau mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Có nhiều cách để bảo quản bưởi khác nhau mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.

- Bảo quản bưởi bằng cách bọc nylon

Bưởi mua về nên để 5-10 ngày cho xuống nước rồi cắt bớt phần cuống. Khoảng cách từ rốn quả đến chỗ cắt khoảng 0,5 cm là được, không cần cắt toàn bộ cuống quả. Dùng một ít vôi chấm lên vết cắt giúp ngăn ngừa vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập vào quả bưởi.

Lấy túi nylon bọc từng quả vào buộc chặt lại, để ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Túi nylon giúp ngăn trái bưởi tiếp xúc với không khí, giữ cho bưởi tươi lâu và xuống nước chậm hơn.