Tổng hợp các loại rau thơm cho món ăn ngon chuẩn bài

Các loại rau thơm còn được gọi là rau gia vị, có mùi thơm đặc trưng, thường được dùng để trang trí, ăn kèm với rau sống hoặc thêm vào món ăn cho dậy hương. Việt Nam có rất nhiều loại rau thơm, giúp nâng tầm món ăn và góp phần tạo nên tính độc đáo, phong phú của ẩm thực nước nhà.

Các loại rau thơm - rau gia vị là gì? 

Các loại rau thơm còn được gọi là rau gia vị. Đây là những loại rau có mùi thơm đặc trưng, thường được sử dụng để ăn kèm hoặc chế biến cùng các loại thực phẩm khác. Việt Nam có rất nhiều loại rau thơm, tạo ra những món ăn đặc sắc, đa dạng, làm cho ẩm thực Việt trở nên đặc biệt hơn.

Các loại rau thơm ngon phổ biến

Dưới đây là một trong các loại rau thơm quen thuộc nhất và không thể thiếu trong bữa cơm gia đình hay tiệc tùng tại Việt Nam: 

Rau húng lủi

Rau húng lủi cùng họ với cây bạc hà nên bề ngoài khá giống nhau. Loài rau gia vị này chứa nhiều vitamin, cineol, dihydrocarvone, limonene, có tác dụng cải thiện hệ tiêu hoá và kháng khuẩn hiệu quả, ngăn chặn các bệnh về đường hô hấp.

Rau húng giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn
Rau húng giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn

Rau diếp

Rau diếp là một loại rau thơm phổ biến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Trong rau diếp chứa carbohydrate, chất xơ và nhiều loại vitamin, khoáng chất, giúp giải nhiệt, lọc máu, kích thích tiêu hóa.

Rau diếp có công dụng giải nhiệt, lọc máu rất tốt
Rau diếp có công dụng giải nhiệt, lọc máu rất tốt

Lá đinh lăng

Cây đinh lăng là một loại cây thân nhẵn, kích thước khá nhỏ, phần rễ thường được sử dụng làm thuốc hoặc ngâm rượu. Ngoài ra, nhiều người cũng sử dụng lá đinh lăng để làm rau sống ăn kèm với gỏi cá.

Lá đinh lăng được sử dụng để chống co giật cho trẻ em
Lá đinh lăng được sử dụng để chống co giật cho trẻ em

Rau diếp cá

Diếp cá từ lâu đã trở thành loại rau ăn sống phổ biến của ẩm thực Việt Nam, mang đến hương vị độc đáo dành riêng cho những người sành ăn. Ngoài ra, diếp cá còn là thảo dược với nhiều lợi ích như lợi tiểu, trị mụn nhọt, trĩ,...

Rau diếp cá khá kén người ăn nhưng lại có có công dụng trị trĩ hiệu quả
Rau diếp cá khá kén người ăn nhưng lại có có công dụng trị trĩ hiệu quả

Húng quế

Húng quế còn được gọi với cái tên dân dã là húng chó. Bổ sung húng quế vào bữa ăn hàng ngày không chỉ giúp tiêu hóa tốt hơn mà còn cung cấp nhiều vitamin C, kali, sắt, chất xơ, giúp giảm cholesterol và axit béo trong máu, cải thiện mức độ nhạy cảm của insulin và điều chỉnh đường huyết. 

Húng quế là một trong các loại rau thơm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng
Húng quế là một trong các loại rau thơm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng

Rau mùi

Rau mùi không chỉ là một gia vị phổ biến trong bữa ăn hàng ngày mà còn được biết đến như một vị thuốc quý giúp giảm đau, chữa hôi miệng và điều trị cảm cúm. Ngoài ra, rau mùi chứa nhiều axit ascorbic, có khả năng lọc máu tốt.

Rau mùi giúp giảm đau, chữa hôi miệng và điều trị cảm cúm
Rau mùi giúp giảm đau, chữa hôi miệng và điều trị cảm cúm

Lá tía tô

Tía tô thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, đồng thời cũng là một thảo mộc quý giá, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Lá tía tô chứa nhiều vitamin A, C, canxi, sắt và phosphorus, hỗ trợ chữa ngộ độc thực phẩm, tiểu đường, giảm sốt hiệu quả.

Lá tía tô là một thảo mộc quý giá, thường được ăn kèm với cháo để giải cảm
Lá tía tô là một thảo mộc quý giá, thường được ăn kèm với cháo để giải cảm

Hành lá

Hành lá là một trong những loại rau phổ biến nhất và được nhiều người sử dụng trong các món ăn gia đình cũng như ẩm thực cao cấp. Hành lá hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, trị mụn viêm, tiêu đờm, giảm ho và sát trùng. 

Hành lá chứa allicin, giúp hệ miễn dịch của cơ thể chống lại tế bào ung thư
Hành lá chứa allicin, giúp hệ miễn dịch của cơ thể chống lại tế bào ung thư

Rau răm

Rau răm còn được gọi là cây thủy liễu. Loại rau này vị cay nồng, khá hắc, có tính ấm, được dùng để khử tanh hoặc điều trị chứng lạnh bụng, tiêu hoá kém hay mụn trĩ. Nhiều người sử dụng rau răm trong cháo lươn, nộm gà, trứng vịt lộn, cháo trai, bánh cuốn,... mang đến cho các món ăn hương vị đặc biệt khó quên.

Rau răm hay được ăn kèm với trứng vịt lộn
Rau răm hay được ăn kèm với trứng vịt lộn

Lá chanh

Lá chanh là loại rau gia vị thường thấy trong các món ăn như gà luộc, các món lẩu cay… hay các món mang hơi hướng phương Tây. 

Xương sông

Lá xương sông có mép răng cưa, 2 đầu nhọn. Lá xương sông được sử dụng làm gia vị trong các món như gỏi cá, chả nướng hoặc ăn kèm với các món liên quan đến đồ sống. 

Lá nguyệt quế 

Đây là nguyên liệu quen thuộc với người yêu phở, giúp tăng hương vị cho món ăn. Bên cạnh đó, lá nguyệt quế còn là biểu tượng cho sự chiến thắng và quyền lực.

Lá nguyệt quế được thêm vào nước dùng phở để làm nổi bật hương vị đậm đà
Lá nguyệt quế được thêm vào nước dùng phở để làm nổi bật hương vị đậm đà

Lá xá xị

Lá xá xị có nhiều tên gọi ở các vùng miền khác nhau như vù hương, re hương, co chấu,... Đây là thảo dược có thể được dùng làm nước giải khát, kích thích tiêu hóa hay bào chế làm thuốc xoa bóp. 

Cần tây - Cần tàu

Cần tây có tác dụng ức chế các tế bào ung thư, đào thải độc tố, giúp cho da hồng hào và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Cần tây thường được dùng trong các món xào hấp dẫn như thịt bò, mực,... 

Lá cách

Lá cách rất phổ biến ở miền Nam, có mùi hơi hắc. Loại rau thơm này có thể làm rau sống để ăn salad hay chấm cùng với các loại thức ăn dân dã như cá kho, mắm kho hoặc ăn với các loại thịt, cá nướng. 

Lá mơ

Lá mơ có hình trứng, lông mịn, thấy rõ gân, sở hữu màu tím ở mặt trên và màu xanh ở mặt dưới. Lá mơ thường được ăn cùng với gỏi cá hoặc nem thính. 

Lá mơ hỗ trợ tiêu hóa khi bạn bị đầy bụng
Lá mơ hỗ trợ tiêu hóa khi bạn bị đầy bụng

Lá sung

Lá sung được sử dụng để ăn kèm với thịt luộc, gỏi cá, thịt chua,... Quả sung có thể muối chua ăn kèm với thịt, giúp giảm ngấy và tăng thêm hương vị cho các món ăn. 

Riềng

Riềng cùng họ với gừng, vị khá cay và thơm, là gia vị không thể thiếu ở các món cá kho. Ăn riềng cũng giúp hạn chế bị lạnh bụng và tăng sức đề kháng. 

Sả 

Sả có vị cay, được sử dụng để chữa cảm, thấp khớp, đau đầu,... Sả hay được chế biến trong các món luộc hoặc hấp, làm tăng sức hấp dẫn của món ăn. 

Sả được mọi người yêu thích nhờ mùi hương dịu nhẹ, có khả năng đuổi muỗi
Sả được mọi người yêu thích nhờ mùi hương dịu nhẹ, có khả năng đuổi muỗi

Rau kinh giới 

Rau kinh giới xuất hiện nhiều để ăn kèm trong các món “quốc hồn quốc tuý” của Việt Nam như bún đậu, bún chả,.. Rau kinh giới cũng mang đến những công dụng tuyệt vời trong cải thiện tình trạng thấp khớp. 

Lá lốt

Lá lốt là nguyên liệu không thể thiếu trong món chả nướng lá lốt hay ốc om chuối đậu, bò nướng lá lốt. Lá lốt trong Đông y có tác dụng chữa các bệnh về xương khớp, bệnh phụ khoa, đau răng,... 

Ngò gai 

Ngò gai có tên gọi khác là mùi tàu, thường được xắt nhỏ để thêm vào các món canh hay bún phở. Hương vị của ngò gai khá nồng nên kén người ăn.

Ngò gai có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa 
Ngò gai có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa 

Rau thì là

Thì là được sử dụng phổ biến trong các món cá, giúp khử tanh và tăng thêm hương vị. Bên cạnh đó, thì là cũng hỗ trợ chữa đau bụng, đau răng, bổ thận. 

Công dụng của các loại rau thơm đối với sức khỏe

Không chỉ làm tăng hương vị bùng nổ cho các món ăn, các loại rau thơm còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. 

Cải thiện sức khỏe thần kinh 

Theo nhiều nghiên cứu, sử dụng thường xuyên các loại rau thơm có thể cải thiện chức năng nhận thức, trí nhớ và giúp chống lại các bệnh não nghiêm trọng như Alzheimer.

Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Rau mùi tây và một số loại rau thơm khác có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư. Lượng apigenin cao của rau mùi tây sẽ làm giảm khả năng phát triển khối u và tế bào ung thư trong cơ thể người.

cac-loai-rau-mui-14-1716806009.jpg
Rau mùi giảm nguy cơ mắc ung thư 

Rau thơm tăng cường nhu động ruột

Đau ruột và đại tràng có thể được giảm bớt bằng cách ăn rau thơm, đặc biệt là lá húng lủi. Ngoài ra, ăn rau thơm thường xuyên sẽ cải thiện hội chứng ruột kích thích.

Có khả năng chống viêm 

Các loại rau thơm có tác dụng chống viêm, giảm đau, hỗ trợ điều trị viêm khớp và ngăn chặn tác nhân gây tổn thương.

Giàu chất chống oxy hóa 

Rau gia vị, đặc biệt là húng quế rất giàu chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức khỏe và bảo vệ cơ thể khỏi sự phát triển của các gốc tự do.

Nâng cao hệ miễn dịch

Các loại rau thơm sẽ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ thống miễn dịch tiêu diệt vi khuẩn và vi trùng, qua đó hỗ trợ điều trị cảm lạnh, cúm. Ngoài ra, rau thơm cũng làm giảm tình trạng viêm nhiễm dạ dày, chướng bụng, ho, sổ mũi và chán ăn.

cac-loai-rau-mui-15-1716806010.jpg
Hệ thống miễn dịch được tăng cường khi ăn rau thơm

Ổn định tim mạch

Húng quế rất tốt cho những người bị bệnh tim bởi thành phần chứa chất chống viêm và chống oxy hoá mạnh mẽ, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, húng quế còn làm giảm cholesterol, triglyceride và ổn định đường huyết.

Cải thiện cảm xúc, chống trầm cảm

Các vấn đề về cảm xúc và trầm cảm có thể được cải thiện nhờ việc bổ sung rau thơm vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Một số loại như húng quế, bạc hà sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và điều hoà cảm xúc.

Hỗ trợ sức khỏe của xương 

Các loại rau như húng quế và mùi tây chứa nhiều canxi, có tác dụng giảm sưng, viêm khớp cũng như giúp bảo vệ răng, xương và cột sống.

cac-loai-rau-mui-16-1716806009.jpg
Trong húng quế và mùi tây có chứa nhiều canxi

Giảm đau 

Theo nhiều nghiên cứu, tiêu thụ các loại rau thơm có thể hỗ trợ giảm nhức mỏi tay chân, viêm khớp và viêm đa khớp. Đặc biệt, lá húng lủi còn phát huy tác dụng đối với trường hợp bị đau dạ dày hoặc đau bụng do đến kỳ kinh nguyệt.

Cách bảo quản rau luôn luôn tươi

Do được sử dụng để chế biến trong nhiều món ăn cũng như phục vụ nhu cầu ăn sống nên các loại rau thơm cần được bảo quản cẩn thận, tránh tình trạng hư thối, giập nát hay bị vi khuẩn xâm nhập. Một số cách bảo quản bạn cần ghi nhớ:

  • Bảo quản riêng từng loại rau: Mỗi loại rau có đặc trưng khác nhau, vì vậy, bạn cần bảo quản riêng từng loại rau. Ví dụ, rau xà lách nên được bọc trong khăn giấy ẩm và đặt vào túi nhựa.
  • Không rửa rau trước khi bảo quản lâu dài: Nếu bạn không sử dụng ngay, hãy tránh rửa rau trước khi bỏ vào tủ lạnh vì nước thừa có thể làm rau mục nát, gãy giập. 
  • Kiểm tra tủ lạnh: Bạn cần đảm bảo tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp, khoảng 1 - 4°C trước khi bảo quản. Bên cạnh đó, bạn hãy kiểm tra rau thường xuyên và loại bỏ những phần đã hỏng.
  • Bảo quản rau trong ngăn rau quả: Ngăn rau quả trong tủ lạnh có độ ẩm cao hơn các ngăn khác, giúp bảo vệ rau khỏi bị khô héo.
  • Sử dụng các chất bảo quản tự nhiên: Bạn có thể dùng các chất bảo quản tự nhiên như giấm táo pha loãng để phun nhẹ lên rau trước khi bảo quản. Giấm có tác dụng kháng khuẩn và kéo dài thời gian tươi xanh của rau.

Các loại rau thơm là một loại gia vị đặc biệt trong các món ăn, giúp nâng tầm vị giác và cải thiện sức khoẻ cơ thể. Bạn có thể bổ sung thường xuyên rau thơm vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày tuỳ theo khẩu vị và đặc trưng nguyên liệu.