Tin vui cho bệnh nhân ung thư: Phát hiện phương pháp mới rút ngắn điều trị, giảm tới 80% chi phí

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa công bố bước đột phá trong điều trị ung thư: ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gene để kích hoạt tế bào miễn dịch ngay bên trong cơ thể người.

Theo tờ South China Morning Post (SCMP), các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một liệu pháp miễn dịch đột phá có khả năng kích hoạt tế bào diệt ung thư ngay trong cơ thể người. Phương pháp này giúp rút ngắn thời gian điều trị và cắt giảm hơn 80% chi phí so với kỹ thuật truyền thống.

Đây là phiên bản nâng cấp của liệu pháp miễn dịch CAR-T – vốn được áp dụng phổ biến trong điều trị ung thư máu, hen suyễn và một số bệnh tự miễn. Không giống như liệu pháp CAR-T thông thường phải lấy tế bào T từ cơ thể người bệnh để nuôi cấy và chỉnh sửa gene trong phòng thí nghiệm rồi mới truyền lại, công nghệ mới hoàn toàn loại bỏ các bước phức tạp này.

Đây là phiên bản nâng cấp của liệu pháp miễn dịch CAR-T – vốn được áp dụng phổ biến trong điều trị ung thư máu, hen suyễn và một số bệnh tự miễn.
Đây là phiên bản nâng cấp của liệu pháp miễn dịch CAR-T – vốn được áp dụng phổ biến trong điều trị ung thư máu, hen suyễn và một số bệnh tự miễn.

Theo nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí y học danh tiếng The Lancet, nhóm chuyên gia tại Bệnh viện Liên hiệp thuộc Đại học Y khoa Đồng Tế (Vũ Hán) đã sử dụng một loại virus được chỉnh sửa gene để tiêm trực tiếp vào cơ thể bệnh nhân. Virus này sẽ “tìm đúng mục tiêu”, xâm nhập vào các tế bào T và lập trình chúng trở thành “chiến binh” chống ung thư, mà không cần bất kỳ thao tác can thiệp nào bên ngoài cơ thể.

“Đây là một liệu pháp sẵn sàng sử dụng, không còn phụ thuộc vào việc điều chế riêng biệt cho từng bệnh nhân,” nhóm nghiên cứu khẳng định.

Trong thử nghiệm lâm sàng đầu tiên, bốn bệnh nhân mắc đa u tủy – dạng ung thư máu phổ biến thứ hai – đã được tiêm một liều duy nhất. Toàn bộ quá trình điều trị chỉ kéo dài 72 giờ, thay vì nhiều tuần như các phương pháp CAR-T truyền thống. Sau hai tháng theo dõi, hai bệnh nhân ghi nhận tình trạng thuyên giảm hoàn toàn, trong khi hai người còn lại cũng cho thấy sự thu nhỏ rõ rệt của khối u chỉ sau 28 ngày.

Trong thử nghiệm lâm sàng đầu tiên, bốn bệnh nhân mắc đa u tủy – dạng ung thư máu phổ biến thứ hai – đã được tiêm một liều duy nhất.
Trong thử nghiệm lâm sàng đầu tiên, bốn bệnh nhân mắc đa u tủy – dạng ung thư máu phổ biến thứ hai – đã được tiêm một liều duy nhất.

Theo đánh giá từ một nền tảng chuyên phân tích liệu pháp tế bào tại Trung Quốc, đây là “bước ngoặt quan trọng”, hứa hẹn có thể thay thế mô hình “thuốc cá nhân hóa” vốn đang phổ biến hiện nay.

Trước đó, vào tháng 6, công ty công nghệ sinh học Capstan Therapeutics (Mỹ) cũng công bố kết quả khả quan khi thử nghiệm truyền gene tạo CAR-T trực tiếp vào cơ thể chuột. Tuy nhiên, Trung Quốc hiện là quốc gia đầu tiên ứng dụng thành công kỹ thuật này trên người.

Giới chuyên môn nhận định, đây là bước tiến vượt bậc trong y học, mở ra triển vọng mở rộng khả năng tiếp cận liệu pháp miễn dịch cho nhiều bệnh nhân hơn – không chỉ trong điều trị ung thư, mà còn ở các bệnh mãn tính như hen suyễn và rối loạn tự miễn.