Tôm là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và thường được xem là thực phẩm bổ dưỡng được nhiều người thích dùng. Khi nói tới nhóm thực phẩm giàu canxi phổ biến, nhiều người thường nghĩ tới tôm. Đặc biệt nhiều người dù không thích ăn vỏ tôm nhưng cho rằng chúng nhiều canxi nên cố gắng ăn cả vỏ tôm. Thực hư vỏ tôm có giàu canxi không?

Vỏ tôm hay thịt tôm giàu canxi?
Khi nói tới canxi người ta thường hình dung chúng sẽ tạo nên bộ phận cứng trên cơ thể người và động vật. Thế nên nhiều người cho rằng vỏ tôm cứng nên nhiều canxi. Nhưng thực chất vỏ tôm không nhiều canxi như thịt tôm
Vỏ tôm cứng do thành phần kittin, một dạng polymer tạo nên vỏ của các loài giáp xác. Thế nên độ cứng của chúng không phải tạo ra từ canxi. Thịt tôm mới là bộ phận giàu canxi. Bởi thế nên ăn thịt tôm còn vỏ tôm thì không cần thiết nếu bạn không thích ăn. Vỏ tôm có thể tạo ra vị ngọt khi giã để nấu canh.
Vỏ tôm có nhiệm vụ chính là bảo vệ thân tôm và có tính chất cứng nên khi ăn có thể gây cọ rát họng kích thích gây họ. Hơn nữa vỏ tôm cứng có thể gây khó chịu cho khoang miệng khi ăn. Thế nên không nhất thiết phải ăn vỏ tôm, nhất là với trẻ nhỏ, người đang bị ho.

Những bộ phận không nên ăn trên con tôm
Tôm là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng chúng cũng có thể chứa kim loại nặng và chất bẩn nếu không làm sạch. Do đó có 3 phần này trong con tôm không nên ăn.
Khoang đầu tôm: Nhiều người thích ăn khoang đầu tôm vì chúng giòn. Hơn nữa có người còn tin rằng mắt tôm tốt cho thị lực nên ăn đầu tôm để ăn mắt tôm cho sáng mắt. Tuy nhiên đầu tôm là một khoang trống chứa chất thải của tôm. Hơn nữa chúng là khoang rỗng nên có nguy cơ chứa ký sinh trùng. Hơn nữa nếu tôm sống ở vùng ô nhiễm có thể nhiễm kim loại nặng thì đầu tôm chứa nhiều nhất. Những kim loại nặng tích tụ trong cơ thể gây hại lớn cho sự phát triển nhất là trẻ nhỏ, thai nhi. Vì thế tốt nhất nên bỏ đầu tôm đi.

Vỏ tôm: Vỏ tôm không giàu canxi như đã phân tích ở phần trên mà chúng còn gây rát họng, kích thích gây ho và khó tiêu hóa. Chúng lại rất cứng nên có thể gây hóc, nhất là với trẻ nhỏ. Vì thế tốt nhất không nên ăn vỏ tôm nhất là với loại tôm to, tôm vỏ cứng. Nếu muốn tận dụng có thể xay vỏ tôm lọc lấy nước.
Phần ruột tôm: Ruột tôm chính là phần chỉ trên lưng tôm. Đây là cơ quan tiêu hóa chứa chất thải nên gây mùi tanh và không tốt cho dinh dưỡng. Bởi thế tốt nhất là nên loại bỏ phần chỉ lưng tôm trước khi chế biến.
Một số trường hợp nên hạn chế ăn tôm
Người đang bị ho: Tôm có thể kích thích gây cơn ho. Bởi thế khi đang bị ho thì nên hạn chế ăn tôm nhất là tôm to ăn cả vỏ thì nên hạn chế.
Người dị ứng hải sản: Những người có tiền sử dị ứng hải sản có nguy cơ dị ứng tôm cao. Dị ứng gây ra nguy hiểm. Vì thế nếu bạn có tiền sử dị ứng thì nên tránh ăn tôm.
Tôm là thực phẩm tốt nhưng không phải lúc nào cũng nên dùng chúng. Bạn nên hạn chế ăn khi đang hị ho. Hơn nữa khi chế biến tôm nên chú ý để đảm bảo giúp giàu dinh dưỡng và an toàn. Nên bỏ vỏ tôm nhất là với tôm to và nên bỏ đầu tôm, chỉ lưng tôm. Hãy cùng chúng tôi lưu ý canxi tập trung chủ yếu ở thịt tôm không phải ở vỏ tôm nhé. Nhất là với trẻ nhỏ không nên cho ăn tôm cả vỏ vì dễ bị hóc.