Tại sao rằm tháng 7 là ngày rằm quan trọng, nhiều gia đình cúng lễ linh đình?

Rằm tháng 7 so với những ngày rằm khác trong năm thì đây là một ngày lễ tâm linh lớn được nhiều gia chủ chuẩn bị lễ cúng chỉn chu.

 Rằm tháng 7 là ngày gì?

Trong văn hóa tâm linh của người Việt, hàng tháng đều có hai ngày sóc vọng là ngày mùng 1 và ngày 15. Trong truyền thống cúng mùng 1, hôm rằm đã thành thói quen lặp đi lặp lại. Thế nhưng ngày rằm tháng 7 còn có ý nghĩa khác nữa, không chỉ là ngày sóc vọng như mọi tháng mà đây còn là ngày lễ Vu Lan quan trọng trong đạo Phật và ngày xá tội vong nhân trong văn hóa tín ngưỡng dân gian.

Lễ Vu Lan là lễ báo hiếu cha mẹ tổ tiên, nguồn gốc từ câu chuyện Đại đức Mục Kiền Liên, đệ tử của Đức Phật sau khi chứng quả đã tìm cách cứu mẹ khỏi địa ngục. Sau này truyền thống Phật giáo có ngày lễ Vu Lan bồn vào ngày rằm tháng 7. Đây là ngày hướng về đấng sinh thành, báo hiếu công sinh dưỡng. Những năm gần đây thì lễ Vu Lan đã ngày càng trở nên phổ biến trong giới Phật tử. Bởi thế những ngày này nhiều người làm lễ dâng cúng gia tiên thần linh, làm việc thiện, lên chùa tham gia các buổi lễ, khóa tu, hồi hướng công đức cho cha mẹ mình, kể cả còn sống hay đã khuất.

Rằm tháng 7 là lễ Vu Lan trong đạo Phật

Rằm tháng 7 là lễ Vu Lan trong đạo Phật

Còn trong dân gian tháng 7 âm lịch và ngày Rằm tháng 7 xem là dịp xá tội vong nhân. Theo đó dịp này dân gian cho rằng là dịp Diêm Vương mở cửa ngục để linh hồn về trần gian. Thế nên nhiều người cho rằng đây là dịp cúng lễ để báo đáp gia tiên, thần linh và cũng để bố thí cho cô hồn lang thang. Hơn nữa nhiều người cho rằng dịp này nhiều vận xui rủi, nhiều ma quỷ quấy nhiễu nên cúng lễ để xua đuổi vận xui.

Chính vì thế nên rằm tháng 7 âm lịch gộp cả lễ Vu Lan và cúng xá tội vong nhân nên càng là ngày rằm đặc biệt trong năm.

Cúng lễ nên thế nào cho hợp lý?

Nhiều gia đình thực hiện lễ cúng lình đình mâm trong mâm ngoài với rất nhiều đồ cúng và nhiều vàng mã.

Tuy nhiên theo khuyến cáo của giáo hội Phật giáo thì không nên đốt vàng mã để tránh hỏa hoạn. Hơn nữa vàng mã thì không phải nghi thức của Phật giáo.

Lễ cúng không cần mâm cao cỗ đầy

Lễ cúng không cần mâm cao cỗ đầy

Còn theo tín ngưỡng tâm linh thì vàng mã là cúng cho người chết nhưng điều đó lại bắt nguồn từ câu chuyện mê tín dị đoan. Thế nên nếu theo tập tục tín ngưỡng vẫn có thể đốt vàng mã nhưng không nên đốt nhiều.

Theo ý nghĩa của ngày này thì dù là xá tội vong nhân hay báo hiếu cha mẹ cũng không cần mâm cúng linh đinh xôi gà rượu chè mà nên cúng chay, hướng tới việc thanh tịnh, tránh sát sinh để hồi hướng công đức và tránh khởi sân si. Những ai muốn báo hiếu cha mẹ thì nên làm việc thiện hồi hướng công đức cho cha mẹ. Những ai cúng lễ thương xót cô hồn nên cúng cháo trắng, đồ chay để tránh khởi sân si. 

*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm