Tại sao người xưa nói trồng cây hồng phía Tây trồng cây lựu phía Đông, thu vàng hút bạc vào nhà?

Trong quan niệm của người xưa vị trí trồng cây hồng, cây lựu ở hai bên nhà sẽ mang lại may mắn thịnh vượng.

Trồng cây lựu phía Đông, cây hồng phía Tây không chỉ là kinh nghiệm sản xuất, sắp xếp cây trồng mà còn là kinh nghiệm phong thủy. Trong đời sống cây lựu, cây hồng đều là những loại cây cho quả ngon ngọt đẹp. Chúng còn là những cây cho quả màu sắc sinh động bắt mắt trở thành cây làm đẹp cho ngôi nhà. Những ngôi nhà xưa thường là nhà hướng Nam, nếu trồng cây lựu cây hồng hai bên nhà thì nhớ bên Đông là cây lựu, bên Tây là cây hồng sẽ hài hòa hợp lý cả về cảnh về chăm sóc cây trồng và thuận phong thủy.

Tại sao trồng cây lựu phía Đông, trồng cây hồng phía Tây?

Trong hai cây này thì cây lựu thấp bé hơn cây hồng. Cây lựu trồng ở phía Đông để đón nắng sớm không chắn nắng của cây hồng.

Đặc điểm nữa cây lựu có quả hay bị nứt khi gặp nắng gắt, mà lựu nứt quả sẽ hỏng quả không ngon. Do đó trồng cây lựu phía Đông để đón lượng nắng sáng giúp quả ngon ngọt mà tránh được nắng gắt phía Tây để không bị hỏng. Hơn nữa quả lựu hình dáng như lồng đèn, trồng phía Đông đón nắng sáng lung linh mang lại vẻ đẹp cho ngôi nhà. 

Trồng cây lựu phía Đông, cây hồng phía Tây hợp quy luật tự nhiên lại thuận quy luật phong thủy
Trồng cây lựu phía Đông, cây hồng phía Tây hợp quy luật tự nhiên lại thuận quy luật phong thủy

Cây hồng cao lớn trồng phía Tây để ngăn ngừa giảm nắng gắt cho ngôi nhà và cũng giảm nắng làm hỏng cây lựu. Cây hồng trồng phía Tây đón nắng thì quả sẽ ngọt giòn ngon. Quả hồng chín vào mùa thu, lúc này nắng nhạt hơn nên chúng đón nắng hướng Tây đủ để giúp hồng chín ngon. Đặc biệt, cây hồng thường chín vào mùa thu đông, khi Mặt trời lặn, sương muối sẽ vương trên những quả hồng đỏ rực tạo ra những ánh bạc trong đêm. Những hình ảnh này đã khiến người xưa cho rằng ‘phía Tây trồng hồng là bạc’.

Khi trồng đổi hai vị trí thì cây hồng cao chắn nắng nên cây lựu thiếu nắng, nhà cũng thiếu nắng sáng mà lại thừa nắng chiếu nên không tốt cho ngôi nhà, cũng không tốt cho cây cảnh. Trong quan niệm phong thủy, cây hồng, cây lựu mang ý nghĩa giàu có sung túc. Những quả hồng, quả lựu trên cành trông vừa đẹp mắt vừa giúp mang lại điềm báo tốt lành cho gia đình.

Cách bố trí cây hồng cây lựu như vậy sẽ vừa đẹp mắt vừa và cũng vừa là kinh nghiệm thông minh trong trồng cây để giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả. 

Ngày nay nên trồng cây hồng cây lựu thế nào?

Cây lựu cây hồng vẫn là những cây cảnh phong thủy đẹp được nhiều người yêu thích. Thế nhưng cây cảnh ngày nay cũng có chút thay đổi so với trước đây. Ngày xưa nhà mặt đất và nhà rộng nên có thể trồng lựu trồng hồng. Còn ngày nay những ngôi nhà kiểu thành phố sẽ khó trồng cây hồng.

Cây hồng giòn thường cần nhiều đất do đó hiện nay ít nhà trồng được cây này, trừ nhà mặt đất, nhà rộng. Do đó ngày nay nhiều người thay bằng cây hồng đá cảnh thì dáng sẽ không còn cao lớn mà tương tự cây lựu cảnh. 

Ngày nay nhiều người chọn cây hồng đá thay cây hồng giòn
Ngày nay nhiều người chọn cây hồng đá thay cây hồng giòn

Còn cây lựu thì có thể trồng chậu làm lựu cảnh, hoa đẹp, quả nhỏ ăn không ngọt bằng lựu trồng vườn nhưng làm cảnh thì đẹp mắt. Hơn nữa ngày nay nhà không chỉ hướng Nam mà có nhiều hướng cửa tùy theo vị trí ngôi nhà. Do đó quy luật Đông trồng cây lựu Tây trồng cây hồng chỉ áp dụng được với những ngôi nhà đất rộng còn không thực sự phù hợp với nhà chung cư, nhà chật nhà nhỏ.

Trong sắp xếp những ngôi nhà nhỏ nhà chung cư, nhà chật thì cây hồng, cây lựu sẽ được sắp xếp sao cho phù hợp vị trí, kích thước của cây. Nhưng về cơ bản hai loại cây này cần ở trước nhà, cần có đủ ánh sáng để đậu quả. Nếu chúng cao tương tự nhau thì có thể tuân theo quy luật phía Đông, phía Tây mà người xưa nhắc. 

*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm