Người bị 6 bệnh này không nên ăn tôm

Tôm có giá trị dinh dưỡng cao, tác dụng bồi bổ cơ thể nhưng không phải ai cũng nên sử dụng. Những người mắc phải một trong những bệnh dưới đây tốt nhất không nên ăn tôm.

Giá trị dinh dưỡng của tôm

Tôm là loại hải sản có lượng protein dồi dào. Tôm có lượng calo thấp nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin B12 có tác dụng hình thành các tế bào hồng cầu.

Tôm là nguồn protein lành mạnh, cung cấp axit amin thiết yếu để sửa chữa tế bào, tạo ra tế bào mới. Ngoài ra, kẽm trong tôm cũng có tác dụng trong việc cải thiện hệ thống miễn dịch, giúp vết thương mau lành.

Tôm còn chứa vitamin E, một chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ tế bào và các mô khỏi các tác động của gốc tự do, giúp làm chậm lão hóa, ngăn ngừa bệnh tật. Chất chống oxy hóa cũng giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ sản xuất hồng cầu, ngăn ngừa sự hình thành của cục máu đông.

Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA , 2022) cho rằng tôm chứ ít thủy ngân, được khuyến cáo là loại hải sản mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tôm cung cấp nhiều axit béo omega-3 và rất ít chất béo bão hòa.

Tôm là loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao, mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tôm là loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao, mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Người bị 6 bệnh này không nên ăn tôm

  • Người bị ho

Vỏ tôm, càng tôm rất dễ mắc vào họng. Nó sẽ gây ngứa, khó chịu và ho. Do đó, người bị ho nên hạn chế ăn tôm.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, ăn tôm sẽ khiến tình trạng ho thêm nặng do hệ hô hấp rất dễ phản ứng với vị tanh của tôm.

  • Người bị đau mắt đỏ

Người bị đau mắt đỏ nên hạn chế ăn tôm vì thực phẩm này có thể khiến bệnh thêm nghiêm trọng. Ngoài ra, người bị bệnh này cũng nên tránh ăn các loại thực phẩm có mùi tanh khác như cá, mực, cua.

  • Người có hàm lượng cholesterol trong máu cao

100 gram tôm có thể cung cấp tới 152mg cholesterol. Vì vậy, những người gặp vấn đề cholesterol trong máu cao, máu nhiễm mỡ, các bệnh tim mạch nên hạn chế ăn tôm.

  • Người bị hen suyễn

Tôm có thể gây ra kích ứng vùng họng, làm co thắt cơ khí quản. Vì vậy, việc hạn chế ăn tôm cũng là một cách giúp người bị hen suyễn tránh lên các cơn khó thở.

  • Người bị bệnh gút, tăng axit uric máu, viêm khớp

Người bị các bệnh này cần hạn chế ăn hải sản do đây là loại thực phẩm có thể làm tăng lượng axit uric trong cơ thể, dễ dẫn tới tình trạng lắng đọng các tinh thể axit uric trong khớp, gây ra các cơn đau khớp, khiến tình trạng bệnh trở nặng.

Không phải ai cũng nên ăn tôm.
Không phải ai cũng nên ăn tôm.
  • Người bị bệnh về tuyến giáp

Tôm và các loại hải sản đều có hàm lượng i-ốt khá cao. Đây là chất mà người bị bệnh tuyến giáp nên hạn chế nạp vào cơ thể. Lượng i-ốt lớn sẽ khiến bệnh tuyến giáp trở nặng.

Ngoài các trường hợp trên, những người bị dị ứng hải sản nên thận trọng khi ăn tôm. Dị ứng tôm có thể gây ra tình trạng mẩm ngứa, mẩm đỏ, nổi nốt sưng.

Lưu ý khi ăn tôm

Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đưa ra một số khuyến cáo khi sử dụng tôm để ngăn ngộ độc thực phẩm:

Bạn cần phải lựa chọn các loại tôm tươi. Chỉ mua tôm còn sống hoặc tôm được đông lạnh, tốt nhất là để trong hộp hoặc bày trên lớp đá dày, phía trên có mái che.

Tôm có màu trong, sáng bóng như ngọc trai, không có mùi ươn, mùi khác lạ.

Tôm đông lạnh cũng có thể bị hỏng do bảo quản không đúng cách.

Cách chế biến tôm tốt nhất là hấp, luộc, dùng làm salad, nấu súp. Nướng và xào tôm cũng là lựa chọn hấp dẫn. Nên tránh ăn tôm chiên rán. Ngoài ra, nên kết hợp tôm với các loại rau tươi, các loại ngũ cốc để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Những thông tin trên đây đã giúp giải đáp vấn đề "Người bị 6 bệnh này không nên ăn tôm". Khi sử dụng tôm, bạn có thể chú ý đến những điều này.