Rau ngót cực lành và bổ dưỡng nhưng đại kỵ với 4 người sau

Rau ngót là loại rau ngon, bổ dưỡng, tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp để ăn, có 4 người sau là đại kỵ.

Rau ngót là loại rau quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam. Đây là loại ray rất dễ trồng, dễ chăm, có hàm lượng dinh dưỡng cao, được ví như “siêu thực phẩm” từ tự nhiên.

Rau ngót chứa nhiều dinh dưỡng, cùng các vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin A, B1, B2, B6, C, canxi, phốt pho, sắt và chất xơ. Hàm lượng vitamin C trong rau ngót còn cao hơn cả cam, chanh, giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tật và làm chậm quá trình lão hóa.

Rau ngót cũng giàu canxi, giúp cho sự phát triển xương chắc khỏe, trẻ em đang lớn và người già là 2 đối tượng nên sử dụng rau ngót thường xuyên. Ngoài ra, rau ngót còn cung cấp chất sắt giúp phòng ngừa thiếu máu, đặc biệt thích hợp cho phụ nữ sau sinh và người mới ốm dậy.

Rau ngót còn có tính mát, giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, thích hợp dùng trong những ngày hè oi bức. Ăn rau ngót cũng cung cấp chất xơ giúp việc đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Rau ngót cực lành và bổ dưỡng nhưng đại kỵ với 4 người sau
Rau ngót cực lành và bổ dưỡng nhưng đại kỵ với 4 người sau

Tuy rau ngót rất tốt, nhưng cũng có những người không nên ăn, cụ thể:

Người cao tuổi, người mất ngủ và ăn uống kém

Rau ngót tuy bổ dưỡng nhưng không phù hợp với những người lớn tuổi kém ngủ hoặc người có tiền sử mất ngủ, ăn không ngon miệng. Nếu thích ăn thì nên nấu chín kỹ và ăn tuần 1-2 lần, không sử dụng rau ngót tươi, không nên ăn quá thường xuyên.

Người bị thiếu canxi, còi xương

Rau ngót có chứa một số hợp chất như glucocorticoid, có thể cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho, đây đều là hai khoáng chất quan trọng cho sự phát triển xương. Vì thế, đối với trẻ em còi xương, người lớn thiếu canxi hoặc đang điều trị bệnh liên quan đến xương khớp nên hạn chế ăn rau ngót, chỉ nên dùng 1 lần/tuần và luôn nấu chín kỹ.

Phụ nữ mang thai

Rau ngót có thể gây co bóp tử cung. Một nghiên cứu chí ra, nếu tiêu thụ quá 30mg rau ngót tươi mỗi ngày, đặc biệt là dưới dạng sống hoặc nước ép, có thể tăng nguy cơ sảy thai. Do đó, phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu, đặc biệt là những người từng sảy thai, sinh non hoặc mang thai bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo nên tránh xa tuyệt đối.

Người có tiền sử sỏi thận

Rau ngót chứa một lượng đáng kể oxalate, đây là chất có thể kết hợp với canxi tạo thành sỏi thận. Chính vì thế, người có tiền sử mắc bệnh sỏi thận nên hạn chế ăn rau ngót. Nếu ăn, cần nấu chín kỹ và uống nhiều nước để giúp loại bỏ oxalate khỏi cơ thể, hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.