Nước lá vối có tác dụng gì: Lợi ích ít người biết của loại thần dược này

Nước lá vối có tác dụng gì? Đây là loại lá quen thuộc với người dân Việt Nam, mang nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt là hỗ trợ tiêu hoá, trị bệnh tiểu đường, mỡ máu, đau bụng. Bạn có thể sắc thành nước hoặc áp dụng theo bài thuốc dân gian để sử dụng mỗi ngày.

1. Tổng quan về cây vối

Trước khi tìm hiểu nước lá vối có tác dụng gì, hãy cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản về loại cây này. Lá vối là một vị thuốc quý, thường được dùng để đun nước uống hàng ngày. 

1.1. Đặc điểm chung của cây vối

Cây vối còn được gọi là cây trâm nắp, thuộc họ Sim Myrtaceae. Các đặc điểm của loại cây này bao gồm:

  • Thân: Đây là thực vật có hoa, thân gỗ, với chiều cao trung bình khoảng 5 - 6m và đường kính thân khoảng 50cm.
  • Lá: Lá vối có màu xanh nhạt, hình bầu dục và nhọn phần đầu lá. Phiến lá dày, cứng, khi lá già có nhiều chấm đen ở mặt dưới và có mùi thơm dễ chịu. Về hương vị, lá vối có vị chát đặc trưng.
  • Hoa: Hoa vối có màu trắng lục, mọc thành 3 - 5 cụm và không có cuống hoa. Thời điểm ra hoa của loại cây này từ tháng 5 đến tháng 7.
  • Phân loại: Có hai loại là vối nếp và vối tẻ. Vối nếp có lá nhỏ và màu vàng xanh, còn vối tẻ lá sẽ to hơn, hình thoi và màu xanh thẫm.

1.2. Đặc điểm phân bố

Cây vối có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam, vối được phân bố chủ yếu ở vùng trung du Bắc Bộ và các vùng đồng bằng như Hà Giang, Yên Bái, Thanh Hoá, Lào Cai,... Loại cây này có xu hướng mọc ở bờ hồ, suối hoặc được trồng để lấy lá, nụ hoa pha trà uống.

Vối phổ biến ở các vùng nhiệt đới châu Á
Vối phổ biến ở các vùng nhiệt đới châu Á

2. Nước lá vối có tác dụng gì?

Tìm hiểu nước lá vối có tác dụng gì cho thấy đây là loại dược liệu có nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Cụ thể:

  • Hỗ trợ tiêu hoá: Các hoạt chất trong loại dược liệu này có khả năng kích thích dạ dày tiết nhiều dịch tiêu hoá, giúp ngăn ngừa chứng đầy bụng, khó tiêu. Theo đó, uống nước lá vối kích thích người dùng ăn ngon miệng và hỗ trợ quá trình hấp thụ thức ăn.
  • Hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường: Hợp chất flavonoid có trong nụ vối giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu.
  • Trị bệnh lở ngứa, chốc đầu: Lá vối chứa nhiều chất kháng viêm với khả năng sát khuẩn cao, giúp điều trị lở ngứa, chốc đầu và một số bệnh ngoài da.
  • Điều trị bệnh gout: Các hợp chất trong lá vối có khả năng hỗ trợ tiêu hoá thức ăn nhiều dầu mỡ, từ đó giúp giảm béo, lợi tiểu, thải độc và tăng cường loại bỏ axit uric. Theo đó, uống lá vối giúp ngăn chặn các nguy cơ hình thành bệnh gout.
  • Giảm mỡ máu: Lá vối cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Lượng beta - sitosterol dồi dào có tác dụng tích cực trong việc điều hoà quá trình chuyển hoá cholesterol và giảm mỡ máu cơ thể.
  • Điều trị đau bụng, viêm đại tràng mãn tính: Tanin trong lá vối có khả năng bảo vệ niêm mạc ruột và đại tràng. Ngoài ra, tinh dầu trong lá vối có tính kháng khuẩn, làm giảm các triệu chứng đau bụng và đi ngoài.
Nước lá vối có tác dụng gì? Đây là dược liệu rất hiệu quả trong việc hỗ trợ tiêu hoá
Nước lá vối có tác dụng gì? Đây là dược liệu rất hiệu quả trong việc hỗ trợ tiêu hoá

3. Cách dùng lá vối

Sau khi biết nước lá vối có tác dụng gì, bạn hãy tham khảo các cách dùng lá vối nhằm tối ưu hiệu quả sử dụng. Một số cách phổ biến, được nhiều người áp dụng như:

  • Pha trà: Bạn hãy dùng nước sôi để hãm lá vối và uống thay nước lọc.
  • Chế biến thành siro: Thành phẩm siro từ lá vối dùng để thoa lên các khớp đau, sưng, đỏ hoặc uống để điều trị phong thấp.
  • Cô đặc nước vối: Nước lá vối sau khi cô đặc có khả năng sát trùng, vệ sinh các vết lở loét, mụn nhọt, chốc lở,...
  • Đun lá vối tươi: Dùng 4 - 5 lá vối ngâm trong nước sôi trong khoảng 20 phút là có thể dùng được.
Hãm với nước sôi là cách sử dụng nước vối phổ biến nhất
Hãm với nước sôi là cách sử dụng nước vối phổ biến nhất

4. Một số bài thuốc từ lá vối

Tìm hiểu lá vối có tác dụng gì đối với sức khỏe cho thấy đây là một vị thuốc tốt. Dưới đây là một số bài thuốc hữu ích từ loại lá này mà bạn có thể tham khảo:

  • Bài thuốc chữa đầy bụng, viêm đại tràng mãn tính: Sử dụng 200g lá vối tươi, vò nát và hãm với 2 lít nước sôi trong 1 giờ.
  • Bài thuốc trị lở ngứa, chốc đầu: Nấu nước lá vối đặc thoa lên vùng da bị viêm, lở ngứa hoặc nấu nước tắm gội và vệ sinh kỹ vùng bị chốc lở.
  • Bài thuốc giảm mỡ máu: Chuẩn bị 15 - 20g nụ vối, hãm lấy nước uống và chia thành 3 lần mỗi ngày.
  • Bài thuốc trị bệnh gout: Dùng 20g lá vối khô hoặc tươi nấu cùng 2 lít nước lọc, đun nhỏ lửa đến khi dung tích còn lại khoảng 1,5 lít, dùng thay nước lọc uống hàng ngày.

5. Những lưu ý khi dùng lá vối

Một số lưu ý bạn cần quan tâm sau khi biết nước lá vối có tác dụng gì:

  • Nước lá vối chỉ có tác dụng hỗ trợ sức khỏe, không phải là giải pháp thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Tránh lạm dụng, sử dụng quá mức vì điều này có thể ảnh hưởng đến hệ bài tiết của cơ thể.
  • Dùng nước lá vối sau bữa ăn có thể làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • Không dùng nước lá vối khi đang đói bụng. Điều này có thể gây kích thích hệ tiêu hoá, làm tăng nhu động ruột, gây mệt mỏi và mất năng lượng.
  • Phụ nữ mang thai và người có tiền sử các bệnh mãn tính cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Bạn nên kết hợp việc uống lá vối và chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để tối ưu hiệu quả của bài thuốc và cải thiện tình trạng sức khoẻ.
Nước lá vối chỉ có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, không thể thay thế thuốc từ bác sĩ 
Nước lá vối chỉ có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, không thể thay thế thuốc từ bác sĩ 

6. Một số câu hỏi khác về lá vối

Bạn có thể tham khảo phần giải đáp các câu hỏi phổ biến khi tìm hiểu nước lá vối có tác dụng gì dưới đây.

6.1. Có nên uống nụ vối, quả vối, vỏ cây vối và rễ vối không?

Ngoài những tác dụng nêu trên của lá vối, nụ vối, quả vối, vỏ cây vối, rễ vối cũng là những vị thuốc tốt, dùng để điều trị bệnh về đường tiêu hoá như đầy bụng, khó tiêu,...

Rễ vối, quả vối và nụ vối có tác dụng gì cũng được nhiều người quan tâm
Rễ vối, quả vối và nụ vối có tác dụng gì cũng được nhiều người quan tâm

6.2. Ai không nên uống lá vối?

Nước lá vối rất tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng phù hợp sử dụng loại dược liệu này. Nhóm đối tượng cần cân nhắc trước khi dùng nước lá vối bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai: Các hoạt chất trong lá vối có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và bài tiết của bà bầu.
  • Trẻ nhỏ: Cơ quan tiêu hoá của trẻ chưa phát triển hoàn toàn, vì vậy, trẻ có thể bị đau bụng, đi ngoài khi sử dụng nước lá vối.

Ngoài ra, người bị mắc chứng khó ngủ, dễ mất ngủ hay đang dùng thuốc để trị bệnh cũng cần hạn chế sử dụng lá vối để uống hàng ngày.

6.3. Uống nước lá vối có làm yếu sinh lý?

Uống nước lá vối không hại thận, không gây yếu sinh lý nếu bạn sử dụng với liều lượng phù hợp. Lá vối hỗ trợ giảm lượng cholesterol xấu, cân bằng đường huyết, duy trì sản xuất testosterone và các hormone quan trọng đối với số lượng, chất lượng tinh trùng, đồng thời tăng lượng máu lưu thông tới dương vật.

6.4. Cách thu hoạch và bảo quản lá vối

Bạn cần rửa sạch lá vối vừa thu hoạch, sau đó rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn. Dựa vào mục đích sử dụng, bạn có thể lựa chọn chế biến thành lá khô hoặc để lá tươi. Tuy nhiên, lá vối khô sẽ bảo quản được lâu hơn, bạn chỉ cần để chúng ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời và những nơi có nhiều côn trùng.

Nước lá vối có tác dụng gì? Đây được xem là một vị thuốc quý, mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khoẻ, được sử dụng trong các bài thuốc trị tiểu đường, đau bụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại dược liệu này, vì vậy, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống nước lá vối.