Một số thực phẩm như mật ong, ớt chuông, bông cải xanh nên được ăn sống hoặc nấu ở nhiệt độ thấp để giữ được vị ngon và giá trị dinh dưỡng.
Nấu đồ ăn quá chín có thể biến thực phầm lành mạnh thành có hại cho cơ thể. Ảnh: Susan joyful table.
Các chất dinh dưỡng trong mọi thực phẩm đều sẽ phản ứng khác nhau khi chúng bị đun nóng hoặc trộn với các thực phẩm khác.
Food NDTV cho biết trong khi một số công thức làm tăng độ ngon của món ăn, một số khác lại khiến món ăn trở nên độc hại. Tương tự, một số thức ăn giữ được vị ngon và chất dinh dưỡng tốt nhất khi ăn sống hoặc chế biến vừa phải. Lý do là các chất dinh dưỡng của những thực phẩm này sẽ biến mất khi chúng tiếp xúc với nhiệt.
Ăn đồ nấu quá chín có tốt cho sức khỏe không?
Cách nấu ăn sẽ quyết định xem liệu bữa ăn đó có lành mạnh hay không. Các chuyên gia y tế cho rằng nấu quá chín một số loại thực phẩm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng, hình thức và mùi vị của chúng, khiến chúng khó tiêu hóa.
Tại sao không nên nấu quá chín một số loại thực phẩm?
1. Ảnh hưởng đến hương vị và mùi thơm
Hình thức ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm bữa ăn. Chắc hẳn không ai thích những món ăn trông nhạt màu. Việc giữ một số nguyên liệu sống hoặc nấu chúng một cách vừa phải sẽ giúp món ăn trông hấp dẫn hơn. Bạn cần lưu ý rằng nấu quá chín sẽ làm thay đổi hương vị và màu sắc tự nhiên của một số loại thực phẩm .
2. Làm mất chất dinh dưỡng
Nấu ăn tạo ra một số thay đổi hóa học trong tính chất của các thành phần. Đối với một số loại thực phẩm, nấu quá chín khiến chất dinh dưỡng bị mất đi, khiến thực phẩm không còn lành mạnh.
3. Gây ra các vấn đề về đường ruột
Đôi khi, sự thay đổi tính chất hóa học trong thành phần cũng khiến thức ăn khó tiêu hóa, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, tăng axit và các vấn đề liên quan đến đường ruột khác. Điều này còn khiến bạn có thể mắc các vấn đề sức khỏe khác bao gồm tăng cân, phát ban.
4. Gây ra ô nhiễm
Nấu quá chín một số loại thực phẩm khiến vi khuẩn phát triển. Việc này biến chúng thành chất gây ung thư trong tự nhiên. Hiện tượng này thường xảy ra khi bạn lỡ làm cháy thịt.
Tại sao một số loại thực phẩm nên ăn sống?
Thực phẩm sống không trải qua bất kỳ quá trình nấu nướng nào hoặc không tiếp xúc với nhiệt. Theo chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe Rohit Shelatkar, một loại thực phẩm được coi là sống nếu nó chưa được xử lý ở nhiệt độ trên 40 đến 48 độ C.
Một số nghiên cứu giải thích rằng có những loại thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước, dễ bị mất khi nấu chín.
Chuyên gia Rohit Shelarkar nói thêm chế độ ăn thô về cơ bản bao gồm trái cây, rau, quả hạch, hạt và một số loại đậu, ngũ cốc. Chế độ này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, các bệnh tim mạch, đồng thời giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể.
5 thực phẩm không nên nấu quá chín
1. Mật ong
Mật ong là một chất thay thế đường tuyệt vời nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên sử dụng nó trong khi nấu ăn.
Mật ong thô chứa đường đơn, nước, beta-carotene, vitamin C, B, D, E, K và một số khoáng chất thiết yếu. Theo Trung tâm Công nghệ Sinh học Quốc gia (NCBI), việc đun nóng sẽ làm giảm chất lượng của mật ong và làm giảm các enzym thiết yếu.
Các lợi ích sức khỏe của mật ong sẽ biến mất nếu mật ong tiếp xúc với nhiệt. Ảnh: Shutterstock.
Nấu mật ong ở nhiệt độ 40 độ C gây ra sự thay đổi hóa học tiêu cực khiến mật ong có vị đắng. Khi nấu chín, mật ong trở nên giống keo. Các phân tử này có xu hướng dính vào màng nhầy trong đường tiêu hóa, tạo ra chất độc. Nó gây tắc nghẽn trong cơ thể, tăng cân, các bệnh về đường hô hấp, bệnh về da, các vấn đề về tiêu hóa và mất cân bằng đường huyết.
2. Bông cải xanh
Các chuyên gia cho biết bạn nên ăn sống bông cải xanh vì khi luộc, vitamin C và folate sẽ tan trong nước. Một số nghiên cứu cũng phát hiện ra việc luộc, cho vào lò vi sóng hoặc xào bông cải xanh làm mất đi đáng kể chất diệp lục, khiến món ăn mất đi màu xanh tự nhiên.
Luộc bông cải xanh là cách nấu ăn phổ biến nhưng việc này làm giảm vitamin C trong món ăn. Ảnh: Shutterstock.
3. Hạnh nhân
Hạnh nhân được coi là siêu thực phẩm vì nó có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, việc rang hạnh nhân có thể làm hỏng chất béo không bão hòa đa của thức ăn này.
Theo chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng Pooja Makhija, cách tốt nhất để để chế biến hạnh nhân là ngâm và bóc vỏ. Nếu bạn muốn rang nó, hãy rang ở nhiệt độ thấp.
4. Ớt chuông
Ớt chuông nướng là món ăn khá phổ biến. Nhưng nấu chín hoặc nướng sẽ làm mất chất dinh dưỡng của ớt chuông. Thực phẩm này chứa nhiều vitamin C, vốn là một chất dinh dưỡng hòa tan trong nước. Do đó, tiếp xúc với nhiệt sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của nó.
5. Củ cải đường
Củ dền chứa vitamin C, folate và một số chất dinh dưỡng khác dễ bị phá hủy khi nấu ở nhiệt độ cao. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người ăn củ dền tươi sống để nhận được dinh dưỡng một cách tốt nhất.
Củ dền cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng dễ bị phân hủy bởi nhiệt. Ảnh: Shutterstock.
Theo Phương Hà (zing) - Ảnh: T.H