1. Tổng quan về cây nha đam
Để tìm hiểu nha đam có tác dụng gì, trước hết, bạn cần phải nắm được những thông tin cơ bản về loại cây này. Cây nha đam còn được biết đến với tên gọi khác là lô hội, có tính mát, được sử dụng để chăm sóc da mặt cũng như làm đồ uống tăng cường sức khỏe.
Trong nha đam chứa các thành phần dinh dưỡng như:
- Vitamin A, C, E,...
- Enzym.
- Các loại khoáng chất.
- Đường, axit salicylic, axit amin, saponin và lignin.

2. Cây nha đam có tác dụng gì?
Nghiên cứu về nha đam có tác dụng gì đã chứng minh loại cây này mang đến những lợi ích tuyệt vời đối với sức khoẻ và chăm sóc sắc đẹp. Cụ thể:
- Làm giảm huyết áp.
- Cân bằng lượng đường trong máu.
- Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, nhuận tràng.
- Cải thiện sức khỏe răng miệng.
- Chống oxy hóa và kháng khuẩn.
- Điều trị bỏng, vết loét.
- Kích thích sản xuất collagen và chống lão hóa da.
- Dưỡng ẩm, làm sạch mụn.
- Làm dịu chứng viêm da do cháy nắng.
- Thúc đẩy mọc tóc, cho tóc mượt mà, chắc khoẻ.

3. Cách dùng và liều lượng sử dụng cây nha đam
Trong quá trình tìm hiểu nha đam có tác dụng gì, bạn cũng cần quan tâm đến cách dùng cũng như liều lượng nhằm phát huy tối đa công dụng của loại cây này. Dưới đây là chỉ định sử dụng nha đam được khuyến cáo từ chuyên gia với từng đối tượng khác nhau:
- Người bị chứng táo bón: Những người này chỉ nên dùng 100 đến 200 mg nha đam hoặc 50 mg nha đam đã chiết xuất vào buổi tối. Bạn cũng có thể sử dụng viên nang có thành phần nha đam, bắt đầu từ 1 viên/ngày và tăng dần lên 3 viên/ngày theo nhu cầu.
- Bệnh nhân mắc tiểu đường: Hiện vẫn chưa có nghiên cứu rõ ràng về liều lượng nha đam hiệu quả nhất cho người mắc tiểu đường. Bạn có thể sử dụng nha đam dạng bột từ 100 - 1000 mg/ngày hoặc dạng nước ép từ 15 - 150 ml/ngày.
- Tình trạng xơ hóa niêm mạc miệng: Bạn nên sử dụng 30ml nước ép nha đam 2 lần mỗi ngày, kết hợp với việc bôi gel nha đam nguyên chất lên vết thương 3 lần/ngày, liên tục trong 3 tháng.
- Giảm cân: Chị em phụ nữ có thể dùng gel chứa 147mg nha đam 2 lần mỗi ngày, liên tục trong 2 tháng để thấy hiệu quả rõ rệt.
- Điều trị mụn trứng cá: Sử dụng gel nha đam vào buổi sáng và buổi tối sau khi rửa mặt, bạn sẽ cải thiện đáng kể tình trạng mụn trứng cá và mụn viêm ở thể nhẹ.
- Bỏng: Bạn có thể bôi gel hoặc kem nha đam 2 - 3 lần mỗi ngày sau khi thay băng vết thương cho đến lúc vết bỏng lành.

4. Những lưu ý khi sử dụng nha đam
Bên cạnh việc hiểu rõ nha đam có tác dụng gì, sau đây là một số lưu ý để việc sử dụng nha đam đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các tác dụng phụ không mong muốn:
- Nếu bạn xảy ra tình trạng dị ứng da như viêm, phát ban, nổi mề đay, khô da, nứt nẻ, bạn nên ngừng sử dụng nha đam và cần tiến hành thăm khám để xác định nguyên nhân cũng như tìm hướng khắc phục.
- Không dùng gel nha đam trên vùng da bị nhiễm trùng.
- Không nên uống quá nhiều nước ép nha đam vì thức uống này chứa nhiều anthraquinone, dễ gây tiêu chảy và tổn thương thận.
- Tránh dùng nước ép nha đam cùng với tỏi, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và giảm nồng độ kali trong cơ thể.
- Một số loại thảo mộc như thầu dầu, rễ đại hoàng, rễ vỏ cây,... có thể phản ứng với nha đam, gây ra tình trạng tiêu chảy, mất nước.
- Khi dùng nha đam để làm đẹp, bạn cần phải thử trước trên một vùng da nhỏ để kiểm tra độ thích ứng.
- Đắp mặt với nha đam chỉ nên thực hiện không quá 3 lần mỗi tuần. Sau khi làm đẹp với nha đam, bạn cần che chắn da kỹ càng khi ra ngoài, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Ngừng sử dụng nha đam ít nhất 2 tuần trước khi thực hiện phẫu thuật.

5. Một số câu hỏi liên quan cây nha đam
Bạn có thể tham khảo thêm phần giải đáp các câu hỏi phổ biến về vấn đề nha đam có tác dụng gì dưới đây:
5.1. Nha đam có an toàn không?
Khi tìm hiểu nha đam có tác dụng gì, có thể thấy, nha đam là một loại dược liệu khá lành tính nhưng cũng cũng có thể tạo ra chất gây hại cho cơ thể. Do đó, việc sử dụng cần phải hết sức cẩn trọng. Trong cây nha đam chứa chất latex (mủ). Sử dụng liều lượng cao có thể dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là bệnh tiêu chảy, vấn đề về thận, yếu cơ và rối loạn tim.

5.2. Đối tượng nào không nên dùng nha đam?
Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp dưới đây, bạn không nên sử dụng nha đam và phải tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ:
- Mắc bệnh trĩ.
- Có các bệnh lý liên quan đến thận.
- Mắc các bệnh về tim.
- Bị bệnh Crohn.
- Bị viêm loét đại tràng.
- Biểu hiện tắc ruột.
- Bệnh nhân tiểu đường.
- Bệnh nhân sau phẫu thuật.
- Người lớn tuổi mắc vấn đề về tiêu hoá.
- Huyết áp thấp.
- Những người dễ bị dị ứng.
- Bị viêm gan.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
Nha đam có tác dụng gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Ngoài các công dụng thần kỳ, tốt cho sức khoẻ như làm giảm huyết áp, ổn định đường huyết, hỗ trợ tiêu hoá, nha đam còn được chị em lựa chọn trong lĩnh vực làm đẹp để dưỡng ẩm, trị mụn,... Mặc dù vậy, bạn vẫn cần tham khảo tư vấn của bác sĩ để dùng nha đam một cách hiệu quả nhất.