Loại rau có giá vài nghìn đồng lại được ví bổ như nhân sâm

Loại rau có giá vài nghìn đồng mọc đầy vườn nhưng có tác dụng tuyệt vời được ví bổ như nhân sâm.

Rau lang - loại rau quen thuộc và được bán với giá khá rẻ ngoài chợ lại có nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe của con người và được ví bổ như nhân sâm.

Rau lang còn được gọi với các tên phiên chử, cam thử... là bộ phận thân và lá của cây khoai lang, một loại cây thân thảo, củ của nó là loại củ quen thuộc với người dân Việt Nam.

Loại rau có giá vài nghìn đồng lại được ví bổ như nhân sâm Loại rau có giá vài nghìn đồng lại được ví bổ như nhân sâm

Rau khoai lang chứa nhiều các chất dinh dưỡng như các loại vitamin B, C, E, β-caroten, biotin và các khoáng chất như magie, phospho, canxi, kali, mangan, kẽm, đồng, sắt... Gần đây, các hợp chất có hoạt tính sinh học trong rau khoai lang rất được quan tâm nhờ tác dụng chống oxy hóa, chống ung thư, bảo vệ gan, điều hòa đường huyết và lipid máu.

Dưới đây là một số tác dụng của rau khoai lang:

- Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan và ung thư dạ dày.

- Giúp giảm lo âu, stress, trầm cảm và giảm giảm cân.

- Chống ung thư, kháng viêm.

- Giảm và chống táo bón. 

- Tăng cường khả năng miễn dịch và phòng ngừa các bệnh lây truyền.

- Phòng ung thư nhờ khả năng chống oxy hóa và ức chế đột biến gene

- Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

- Giúp xương khỏe mạnh

- Cải thiện thị lực và mau lành vết thương

Loại rau có giá vài nghìn đồng lại được ví bổ như nhân sâm Loại rau có giá vài nghìn đồng lại được ví bổ như nhân sâm

Những lưu ý khi ăn rau khoai lang:

- Không ăn quá nhiều rau lang: Trong rau lang chứa lượng canxi khá lớn, nếu ăn thường xuyên sẽ gây ra tình trạng thừa canxi, dễ dẫn đến sỏi thận.

- Không được ăn rau lang khi đói: Trong rau lang có chứa các thành phần nếu ăn vào khi đói có thể gây giảm đường huyết, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

- Nên ăn rau lang chín: Rau lang chứa nhiều chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa, nhưng không nên ăn rau lang sống dễ gây ra táo bón, nên luộc hoặc xào chín trước khi ăn.

- Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.