Loại cây được coi là mang lại may mắn, lá dùng để ăn sống rất tốt, giúp ngừa đủ loại bệnh

Loại lá này được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống thường ngày nhưng không phải ai cũng biết công dụng của nó đối với sức khỏe.

Loại lá được nhắc đến ở đây là lá sung. Theo quan niệm của người Việt, cây sung là đại diện cho sự may mắn, sung túc. Do đó, nhiều người sẽ trồng cây này trong nhà để làm cảnh, cầu tài lộc. Trên thực tế, cây sung không chỉ sử dụng làm cây cảnh, cây phong thủy mà phần lá, phần quả có thể sử dụng làm đồ ăn. Trong đó, lá sung được coi là loại rau gia vị giúp tăng hương vị cho món ăn. Người ta thường dùng lá sung cho các món gỏi, nộm, nem... Lá sung khá an toàn vì loại lá này mọc tự nhiên, hầu như không phải sử dụng thuốc trừ sâu hay chất kích thích.

Lá sung tốt nhất là sử dụng khi còn tươi, dùng để ăn kèm với các loại thực phẩm khác như thịt, cá. Tuy nhiên, loại lá này lại ít khi được dùng theo kiểu rau để nấu chín.

Lá sung được sử dụng nhiều trong các món ăn như gỏi cuốn, nem thính...

Lá sung được sử dụng nhiều trong các món ăn như gỏi cuốn, nem thính...

Cây sung là loại cây lá xanh quanh năm, có thể hái lá để ăn bất cứ lúc nào. Nhiều người có quan niệm đầu năm ăn các món có lá sung để cả năm sung túc, đủ đầy. Lá sung có vị chát nhẹ tự nhiên giúp át mùi tanh của một số thực phẩm, giảm bớt độ ngán, cân bằng hương vị cho các món ăn. Đây là loại gia vị được ưa chuộng để sử dụng trong các món gỏi cuốn, nem thính...

Lá sung cung cấp một lượng chất xơ lớn có lợi cho tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. Chất xơ cũng giúp tạo cảm giác no lâu, tốt với những người muộn giảm cân. Ăn lá sung ở một mức độ nhất định sẽ giúp việc tiêu hóa được dễ dàng hơn.

Ngoài ra, lá sung cũng được coi như một vị thuốc, có giá trị tốt nhất khi dùng tươi. Trong Đông y, lá sung được coi là vị thuốc có tính mát, vị ngọt hơi chát. Loại lá này có tác dụng lợi tiểu, thông huyết, bổ huyết, giảm đau, sát trùng, tiêu viêm, tiêu đờm.

Lá sung không chỉ dùng làm rau gia vị ăn kèm các món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, được sử dụng trong các bài thuốc dân gian.

Lá sung không chỉ dùng làm rau gia vị ăn kèm các món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, được sử dụng trong các bài thuốc dân gian.

Một số nghiên cứu còn cho thấy rằng lá sung chứa nhiều chất có tác dụng giảm lượng glucose trong máu từ đó hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Lá sung còn có một số hoạt chất được cho là có khả năng ức chế sự phát triển của các khối u ác tính.

Lá sung có thể sử dụng trong bài thuốc dân gian giúp hạ sốt, trị cảm cúm. Người ta sẽ dùng 16 gram lá sung vú (loại lá sung có nốt sần), 16 gram lá chanh, 16 gram nghệ, 6 gram tỏi cho vào nồi và sắc lấy nước đặc để uống. Nếu cơ thể ra nhiều mồ hôi thì nên chờ hỗn hợp nước sắc nguội rồi mới uống. Nếu cơ thể không đổ mổ hồi thì có thể uống nóng sau đó đắp chăn để mồ hôi tỏa ra.

Lá sung cũng tốt cho phụ nữ mới sinh con, có tác dụng lợi sữa. Bài thuốc dân gian được sử dụng trong trường hợp này gồm có các nguyên liệu: 100 gram lá sung vú, 50 gram mít non, 50 gram đu đủ non, 10 gram lõi thông thảo, 5 gram hạt mùi, 100 gram gạo nếp, 1 cái chân giò lợn. Dùng các nguyên liệu này để nấu thành cháo và ăn 2 lần trong ngày.

Lá sung có thể dụng để đun nước uống giúp làm mát gan, trị vàng da. Lấy 30 gram lá sung vú, 30 gram nhân trần, 20 gram kê huyết đằng, 50 gram rau má, 30 gram sâm đại hành cho vào ấm và sắc lấy nước uống thay cho các loại trà khác.