Kinh nghiệm của người xưa: 'Trước nhà nên trồng ngải cứu', vì sao lại khuyên như vậy?

Việc trồng ngải cứu có thể mang lại nhiều lợi ích cho gia đình. Hãy cùng tìm hiểu nhà.

Người xưa khuyên trước nhà nên trồng ngải cứu, vì sao?

Ngải cứu được coi là loại thảo dược mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Đây là loại cây thân thảo được trồng nhiều trong vườn nhà của các gia đình. Ngải cứu có thể sử dụng làm rau ăn, dùng trong các bài thuốc trị bệnh và có cả ý nghĩa phong thủy.

- Chống côn trùng

Cây ngải cứu có tác dụng phòng chống côn trùng rất tốt. Ngải cứu có mùi hương tự nhiên khiến nhiều loại côn trùng không thích, nhất là muỗi. Trồng ngải cứu xung quanh nhà giúp ngăn muỗi vào nhà. Nhờ đó, sức khỏe của các thành viên trong gia đình được bảo vệ, hạn chế nguy cơ bị các bệnh truyền nhiễm từ muỗi như sốt rét, sốt xuất huyết.

Ngoài ra, ngải cứu cũng giúp xua đuổi một số loại côn trùng như bọ chét, kiến, gián.

Cây ngải cứu mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời trong cuộc sống.

Cây ngải cứu mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời trong cuộc sống.

- Sử dụng làm thuốc

Ngải cứu có dược tính cao. Trong y học dân gian, loại cây này được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh thông thường. Ngải cứu có tính ấm, giúp làm ấm cơ thể, giải cảm, tăng cường tuần hoàn máu, có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, cầm máu, trị đau đầu, trị tiêu chảy, chướng bụng.

Phụ nữ có thể sử dụng ngải cứu để cải thiện sức khỏe, giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, giúp tăng cường nội tiết tố.

Có thể rang ngái cứu với muối hạt cho nóng rồi chườm lên vị trí bị đau khớp, viêm khớp để giảm đau.

- Ngải cứu cũng có ý nghĩa phong thủy

Ngoài các tác dụng trên, cây ngải cứu cũng có những ý nghĩa phong thủy riêng. Dân gian cho rằng loại cây này có khả năng xua đuổi năng lượng xấu, bảo vệ gia đình có cuộc sống bình an, yên ổn.

Cây ngải cứu có tác dụng trừ tà theo quan niệm của một số nền văn hóa. Người ta tin rằng việc trồng hoặc treo cành ngải cứu trước cửa nhà giúp ngăn chặn tà ma và những điều không hay xâm nhập vào ngôi nhà, giữ bình yên cho gia đình.

Vì vậy việc trồng ngải cứu trước nhà mang lại nhiều lợi ích, vừa giúp cải thiện không gian sống, vừa giúp cải thiện sức khỏe lại có ý nghĩa riêng trong phong thủy.

Cách trồng cây ngải cứu

Bạn có thể trồng ngải cứu bằng cách cắm cành.

Bạn có thể trồng ngải cứu bằng cách cắm cành.

Có thể trồng cây ngải cứu tròng vườn hoặc trong chậu, trong thùng xốp đều được. Chậu và thùng xốp trồng cây cần có lỗ thoát nước giúp tránh tình trạng úng nước. Đất trồng cây có thể trộn chung với các loại phân hữu cơ như phân gà, phân bò, phân trùn quế để tăng cường dinh dưỡng.

Có thể trồng ngải cứu bằng cách cắm cành. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần cắt các đoạn thân ngải cứu dài khoảng 20-30cm và lần lượt cắm vào đất là được. Tưới nước hằng ngày. Sau khoảng 1 tháng là có thể bắt đầu thu hoạch.

Cây ngải cứu ưa sáng nên thích hợp để trồng ở những vị trí có ánh sáng mạnh.

Cần tưới nước cho cây. Nên tưới đẫm vào buổi sáng và có thể tưới nhẹ vào buổi chiều, tùy tình hình thời tiết để cây phát triển tốt.

Cây ngải cứu ít bị sâu bệnh nên không cần phải chăm sóc quá nhiều.