Kênh đầu tư nào an toàn, sinh lời tối ưu trong nửa cuối 2021?

Diễn biến phức tạp của Covid-19 hầu như đã làm thay đổi các kịch bản dự báo kinh tế -tài chính trước đó. Trong bối cảnh này, lựa chọn kênh đầu tư an toàn để duy trì mục tiêu lợi nhuận ổn định và tối ưu nhất hoàn toàn không phải việc dễ dàng.

Gửi tiết kiệm, ngoại hối có còn hấp dẫn?

Ở thời điểm hiện tại, lãi suất tiết kiệm đang ở mức phổ biến 4,0-6,0%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 5,6-6,8%/năm. 

Chuyên gia tài chính TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, sang tới quý 2 và nửa sau năm 2021 lãi suất có thể biến động tuỳ theo độ nóng của nền kinh tế và lạm phát, nhưng nhìn chung mức lãi suất không thực sự thu hút nhà đầu tư.  

anh-1-23-1623662133.JPG
Chuyên gia tài chính, TS. Nguyễn Trí Hiếu.

Về thị trường ngoại hối, với sức ép từ tình hình kinh tế chính trị Mỹ, đồng USD đang “rớt giá” so với các đồng tiền khác. Với việc đồng USD mất giá, tỷ giá tiền đồng sẽ được duy trì ổn định trong thời gian sắp tới và do đó không trở nên hấp dẫn cho các nhà đầu tư ngoại tệ. Đồng thời, NHNN có thể sẽ duy trì tỷ giá ở mức ổn định để không tạo cớ cho Mỹ tiếp tục cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ như Bộ Thương mại và Ngân khố Mỹ đã tuyên bố cuối năm ngoái. Hơn nữa, ngoại tệ không phải là kênh đầu tư và kinh doanh dành cho cá nhân và doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh ngoại hối. Do vậy, theo ông Hiếu, kênh đầu tư ngoại tệ sẽ là kênh kém hấp dẫn nhất.

Vàng, chứng khoán: Nhiều bất ngờ

Trong năm 2020, giá vàng thế giới tăng khoảng 25% và giá vàng trong nước tăng 29% trở thành một trong những kênh đầu tư mang lại lợi nhuận cao nhất trong năm. 

Mới đây, giá vàng thế giới đang trong xu hướng giảm từ mức 2,200 USD/ounce xuống khoảng 1,800 USD vì nhiều quốc gia đã tiêm chủng vaccine và nhiều chính phủ đang đổ một lượng tiền lớn vào lưu thông để giải cứu nền kinh tế. Do đó, khả năng giá vàng tăng mạnh như năm 2020 sẽ khó xảy ra. 

Thậm chí giá vàng có thể “quay đầu” nếu vaccine phòng dịch covid được triển khai đại trà trên thế giới. Bởi khi đó, các hoạt động trong nền kinh tế diễn ra ổn định, nhà đầu tư sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn khác, hưởng mức lợi tức hấp dẫn hơn. 
Còn với chứng khoán, có thể thấy số lượng người đăng ký tham gia sàn chứng khoán “kỷ lục” đã giúp nhiều nhà đầu tư thu được khoản lợi nhuận tốt trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, thị trường này cũng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, khi cổ phiếu một số nhóm ngành đã “chạy” trước cả kỳ vọng tăng trưởng của doanh nghiệp hay định gía của các tổ chức tài chính. Tương tự như vàng, khi thị trường vừa trải qua một chuỗi dài tăng điểm, việc chọn và nắm giữ nhóm cổ phiếu để sinh lời sẽ là một quyết định “rất khó” của các nhà đầu tư, đặc biệt đầu tư F0 ít kinh nghiệm. 

Bất động sản: Nỗ lực vượt bão

Sau khi cơn sốt đất "giảm nhiệt", nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, rất khó dự đoán các xu hướng tiếp theo của thị trường trong thời gian tới do tác động từ dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Nhưng trong trường hợp các chỉ tiêu vĩ mô chưa được đảm bảo, tình hình dịch bệnh chưa được kiểm soát hoàn toàn, thị trường bất động sản năm 2021 vẫn còn bấp bênh. Đặc biệt, do ảnh hưởng kinh tế chung do đại dịch Covid-19, thu nhập của nhiều người bị giảm, rất khó có thể tham gia kênh đầu tư đòi hỏi nguồn vốn không nhỏ này.

P2P Lending: lợi nhuận ra sao? 

Khác với các kênh đầu tư truyền thông, hiện nay mô hình cho vay ngang hàng (P2P Lending) đang được rất nhiều nhà đầu tư chú ý. Thông qua một nền tảng công nghệ hiện đại, P2P Lending kết nối trực tiếp cộng đồng nhà đầu tư với doanh nghiệp huy động vốn mà không cần qua trung gian tài chính. 

anh-2-30-1623662133.jpg
P2P Lending là một trong những kênh dẫn vốn mới hiệu quả cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, các khoản tiền để bắt đầu tham gia đầu tư tại các sàn P2P Lending thường dao động từ vài triệu đồng trở lên; không đòi hỏi kiến thức tài chính phức tạp; lợi nhuận không bị ảnh hưởng từ các yếu tố biến động bên ngoài. Đây là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên “sức hút” của P2P Lending trong thời gian qua. 

Về phía doanh nghiệp P2P Lending, đại diện sàn giao dịch đầu tư VNVON.COM cho biết mức lợi tức khi đầu tư lên tới 16%/năm, kỳ hạn 10-90 ngày, số tiền đầu tư chỉ từ 10 triệu đồng, thủ tục đơn giản...

Cũng theo vị đại diện này, mô hình hoạt động của VNVON.COM chỉ cho vay đối với đối tượng là doanh nghiệp được cấp phép hoạt động, có lịch sử tín dụng tin cậy. Tình hình hoạt động và sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp muốn vay vốn sẽ được đội ngũ chuyên gia của VNVON thẩm định. Điều này giúp đảm bảo an toàn cao nhất cho nhà đầu tư. Hiện nay, ứng dụng VNVON.COM đã có mặt trên CH Play và App Store, nhà đầu tư chỉ cần tải ứng dụng dễ dàng đầu tư ở bất cứ nơi đâu.

Theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, sự xuất hiện của những công nghệ tài chính (Fintech) trong đó có P2P Lending đang trở thành xu hướng tất yếu. Mô hình này được nhiều chuyên gia tài chính đánh giá là giải pháp cần thiết mang đến cho Nhà đầu tư thêm một sự lựa chọn mới, tạo ra những kênh dẫn vốn mới hiệu quả cho Doanh nghiệp góp phần phát triển cân bằng nền kinh tế cũng như an sinh xã hội.