Đối tượng được thu nhận ADN, giọng nói vào thẻ căn cước từ ngày 1/7?

Hiện nay, cơ quan chức năng đang tích cực xây dựng nghị định và thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Căn cước. Vậy những ai sẽ được thu nhận ADN, giọng nói vào thẻ căn cước từ ngày 1/7?

Luật Căn cước đã được Quốc hội khóa 15, kỳ họp thứ 6 thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Hiện nay, cơ quan chức năng đang tích cực xây dựng nghị định và thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Căn cước. Vậy những ai sẽ được thu nhận ADN, giọng nói vào thẻ căn cước từ ngày 1/7?

Đối tượng được thu nhận ADN, giọng nói vào thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024

Luật Căn cước đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Đáng chú ý, một số nội dung mới sẽ được quy định trong Luật Căn cước như: Cấp thẻ căn cước cho công dân dưới 6 tuổi và dưới 14 tuổi; Thu thập dữ liệu về mống mắt và ADN để cập nhật vào trong cơ sở dữ liệu về căn cước.

Theo Bộ Công an, đối với những người đến thời điểm đổi thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước, Cục Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) sẽ cấp thẻ căn cước theo hiệu lực của Luật Căn cước.

Còn người được cấp thẻ căn cước là trẻ em dưới 6 tuổi và trẻ em từ 6 đến 14 tuổi, người gốc Việt nhưng không có quốc tịch Việt Nam mà cư trú lâu dài, ổn định tại Việt Nam thì sẽ được cấp giấy chứng nhận căn cước.

Trường hợp công dân có nhu cầu đồng ý lấy kết quả thông tin về sinh trắc học (ADN, giọng nói...) thì lực lượng thực hiện nhiệm vụ làm thẻ căn cước mới tiến hành giám định ADN để đưa vào thông tin của công dân.

Trường hợp công dân có nhu cầu đồng ý lấy kết quả thông tin về sinh trắc học (ADN, giọng nói...) thì lực lượng thực hiện nhiệm vụ làm thẻ căn cước mới tiến hành giám định ADN để đưa vào thông tin của công dân.

Bên cạnh đó, người dân đến làm cấp mới, cấp đổi thẻ căn cước theo quy định của luật mới thì cơ quan chức năng sẽ thu thông tin về sinh trắc học gồm ảnh, khuôn mặt, vân tay và mống mắt. Riêng đối với ADN và giọng nói, đại diện Cục C06 bổ sung, những thông tin này sẽ thu nhận qua các dữ liệu của cơ quan quản lý. Ví dụ như: Cơ quan tố tụng tiến hành các biện pháp tố tụng, liên quan đến giám định ADN, giọng nói; Cơ quan xử lý hành chính đối với các đối tượng có liên quan thì sẽ thu nhận qua quá trình đến làm việc.

Trường hợp công dân có nhu cầu đồng ý lấy kết quả thông tin về sinh trắc học (ADN, giọng nói...) thì lực lượng thực hiện nhiệm vụ làm thẻ căn cước mới tiến hành giám định ADN để đưa vào thông tin của công dân.

Một điểm đáng quan tâm đó là sau thời điểm ngày 1/7, người đang sử dụng thẻ căn cước công dân mà chưa hết thời hạn ghi trên thẻ thì vẫn tiếp tục sử dụng cho đến khi hết hạn. Tuy nhiên, công dân có nhu cầu muốn đổi từ thẻ căn cước công dân (dù chưa hết thời hạn sử dụng) sang thẻ căn cước mới, cơ quan chức năng vẫn tiến hành đổi theo mong muốn của người dân.

Những điểm mới của thẻ căn cước

Hiện nay, Bộ Công an đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về mẫu thẻ căn cước và giấy chứng nhận căn cước. Trong đó quy định về quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, chất liệu, nội dung của thẻ căn cước bao gồm:

Quy cách, chất liệu, kích thước của thẻ căn cước tương đồng với thẻ căn cước công dân đang lưu hành. Cụ thể, hai mặt của thẻ căn cước in hoa văn màu xanh và vàng.

Nền mặt trước thẻ gồm: Bản đồ hành chính Việt Nam, trống đồng, họa tiết truyền thống trang trí. Nền mặt sau thẻ căn cước gồm: Hoa văn được kết hợp với hình ảnh hoa sen và các đường cong vắt chéo đan xen. Quốc huy và ảnh công dân được in màu trực tiếp trên thẻ.

Điểm khác biệt là dòng chữ “Căn cước công dân” được thay thế bằng dòng chữ "Căn cước". Mặt trước của thẻ căn cước chỉ còn các thông tin gồm: Ảnh chân dung; số định danh cá nhân; họ và tên công dân; ngày tháng năm sinh; giới tính; quốc tịch và thời hạn của thẻ. Khác với thẻ căn cước công dân, mã QR cùng thông tin về nơi cư trú, nơi đăng ký khai sinh được chuyển sang mặt sau của thẻ căn cước. Bên cạnh đó, chíp điện tử cũng nằm ở mặt sau của thẻ căn cước. Theo Bộ Công an, thông tin lưu trữ trong chíp gồm chữ, ảnh và mã hóa bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn, bảo mật theo quy định của pháp luật.

Ngoài thẻ căn cước cấp cho công dân từ đủ 6 tuổi trở lên, Bộ Công an cũng ban hành mẫu thẻ căn cước dành cho công dân dưới 6 tuổi. Loại thẻ này không có ảnh chân dung, những thông tin còn lại giống với thẻ dành cho người trên 6 tuổi.

Thẻ căn cước cấp cho công dân từ đủ 6 tuổi trở lên

Thẻ căn cước cấp cho công dân từ đủ 6 tuổi trở lên

Theo quy định của Luật Căn cước, công dân được cấp đổi thẻ căn cước trong các trường hợp sau:

- Công dân đến độ tuổi phải cấp đổi thẻ căn cước theo khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước: Khi công dân đủ 14 tuổi, đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

- Công dân thay đổi thông tin họ, chữ đệm, tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh; Khi thay đổi nhân dạng, xác định lại giới tính/chuyển đổi giới tính.

- Thông tin trên thẻ căn cước có sai sót; Khi thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính; Xác lập lại số định danh cá nhân.

- Khi có yêu cầu của công dân được cấp thẻ căn cước.

Bên cạnh đó, khi công dân chưa đến tuổi phải đổi thẻ căn cước thì sẽ được cấp lại thẻ căn cước trong trường hợp: Bị mất thẻ; Bị hư hỏng thẻ đến mức độ không thể sử dụng được nữa; Công dân được trở lại quốc tịch Việt Nam.