Công chúa lấy 2 vua của 2 triều đại đối địch nhau làm chồng: Bà là ai?

Bà là con gái út của vua Lê Hiển Tông, số phận đưa đẩy bà kết duyên với hai vị vua của 2 triều đại đối địch đó chính là Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn và vua Gia Long triều Nguyễn.

Lịch sử phong kiến Việt Nam ghi chép, có vị công chúa duy nhất trong sử Việt lấy 2 vua của 2 triều đại đối địch với nhau làm chồng. Bà là con gái út của vua Lê Hiển Tông, số phận đưa đẩy bà kết duyên với hai vị vua của 2 triều đại đối địch đó chính là Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn và vua Gia Long triều Nguyễn.

Vị công chúa lấy 2 vị vua của 2 triều đại đối địch

Lê Ngọc Bình (1785-1810) hay còn có tên khác là Lê Đức Phi, là con út vua Lê Hiển Tông và cũng là em gái công chúa Ngọc Hân. Sau đó, bà đã trở thành vợ của vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn. Lịch sử ghi chép, sau khi triều đại Tây Sơn đi đến hồi kết, bà đã trở thành vợ vua Gia Long, là vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn. Bàn về số phận lạ lùng của bà, dân gian lưu truyền: “Số chi có số lạ lùng, con vua lại lấy 2 chồng làm vua”.

Lê Ngọc Bình (1785-1810) hay còn có tên khác là Lê Đức Phi, là con út vua Lê Hiển Tông và cũng là em gái công chúa Ngọc Hân.

Lê Ngọc Bình (1785-1810) hay còn có tên khác là Lê Đức Phi, là con út vua Lê Hiển Tông và cũng là em gái công chúa Ngọc Hân.

Theo sách Quốc sử di biên của Phan Thúc Trực viết năm 1802, các hào mục ở Thăng Long đã bắt được vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản và sau đó đem giao nộp cho nhà Nguyễn.

Vua Tây Sơn Nguyễn Quang Toản sau đó đã bị Gia Long xử tử. Về phần công chúa Lê Ngọc Bình, bà không phải chịu chung số phận với chồng mà còn được vua Gia Long phong làm phi.

Tuy vậy, cuộc sống của bà cũng không kéo dài được lâu. Công chúa Lê Ngọc Bình đã qua đời vào năm 1810, khi bà mới ở tuổi 27. Thời gian khá ngắn ngủ nhưng bà cũng đã sinh cho vua Gia Long hai hoàng tử và hai công chúa đó là Quảng Uy công Nguyễn Phúc Quân (1809) và Thường Tín công Nguyễn Phúc Cự (1810), Mỹ Khê Ngọc Khuê và An Nghĩa Ngọc Ngôn.

Vì sao Nguyễn Ánh muốn lấy Ngọc Bình làm vợ?

Tháng 8/1801, khi Nguyễn Ánh đánh chiếm Phú Xuân, vua Nguyễn Quang Toản bỏ chạy nhưng Ngọc Bình và một số cung nữ đã bị kẹt lại. Thấy hoàng hậu trẻ đẹp lại ăn nói dịu dàng, dáng điệu thướt tha nên Nguyễn Ánh đã muốn lấy làm vợ.

Mặc dù các cận thần trong triều đình kịch liệt phải đối vì cho rằng trong thiên hạ rộng lớn thiếu gì đàn bà mà lại đi lấy người vợ của giặc. Tuy vậy, vua Gia Long vẫn bỏ ngoài tai tất cả các lời can gián của cận thần và lấy bà làm vợ.

Bà đã trở thành vợ của vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn. Lịch sử ghi chép, sau khi triều đại Tây Sơn đi đến hồi kết, bà đã trở thành vợ vua Gia Long,

Bà đã trở thành vợ của vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn. Lịch sử ghi chép, sau khi triều đại Tây Sơn đi đến hồi kết, bà đã trở thành vợ vua Gia Long,

Trong khi đó, Nguyễn Quang Toản bỏ chạy ra Nghệ An ở vài ngày rồi lại ra Thăng Long hội họp tướng sĩ, lo việc chống giữ. Tháng 8 cùng năm đó, vua Quang Toản ở Thăng Long đã đổi niên hiệu Cảnh Thịnh làm năm đầu niên hiệu Bảo Hưng.

Tiếp đó, đến tháng 11, vua đã đem quân và voi của 6 trấn vào đánh nhưng bị thua lên lại phải rút về.

Vào mùa xuân năm 1802, quân của nhà Nguyễn qua sông Gianh tiến đánh và thằng được đồn Tâm Hiệu, chính thức quân Tây Sơn đã bị tan vỡ và chạy về doanh Hà Trung trong hạt Kỳ Anh. Tháng 5/1802, Nguyễn Ánh đã ra hạ chiếu, đổi niên hiệu làm năm Gia Long đầu tiên.

Một thời gian sau, quân Tây Sơn đã bị đánh tan vỡ hoàn toàn. Nguyễn Quang Toản bỏ thành cùng với em là Nguyễn Quang Thuỳ nhưng sau đó Nguyễn Quang Thuỳ đã thắt cổ tự tử con Quang Toản bị bắt và giao nộp cho Nguyễn Ánh. Ông đã bị dùng cực hình đến chết. Khi đó, Quang Toản mới chỉ ở tuổi 19 cũng đánh dấu chấm hết cho triều đại Tây Sơn.