Có nên bảo quản cơm nguội trong tủ lạnh vài ngày?

Nhiều người có thói quen để cơm nguội trong tủ lạnh và lấy ra ăn dần. Thế nhưng hành động tưởng chừng tiết kiệm này có hại cho sức khoẻ không?

Để tiết kiệm thời gian và công sức nấu ăn, nhiều gia đình chọn cách nấu cơm nhiều và bảo quản cơm nguội trong tủ lạnh cho các bữa ăn sau. Thế nhưng ăn cơm thừa để lâu ngày trong tủ lạnh có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của bạn và các thành viên khác trong nhà không?

Có nên bảo quản cơm nguội ở tủ lạnh không?

Mặc dù cơm nguội nếu được bảo quản và xử lý đúng cách trong tủ lạnh thì có thể ăn mà không có hại cho sức khoẻ. Thế nhưng bạn không nên lạm dụng cách này và không nên dùng cơm nguội thay thế cho cơm nóng.

Cơm nguội bảo quản trong tủ lạnh nên được dùng hết trong vòng 1 ngày và không nên hâm nóng nhiều lần để tránh làm cơm mất chất. Trong trường hợp  bảo quản lâu hơn, cơm sẽ bị kém ngon do tác động của nhiệt độ thấp và có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Do đó, nếu không chắc chắn về chất lượng của cơm nguội bảo quản lâu trong tủ lạnh, bạn nên tránh sử dụng thức ăn này.

Cơm nguội bảo quản trong tủ lạnh nên được dùng hết trong vòng 1 ngày.

Cơm nguội bảo quản trong tủ lạnh nên được dùng hết trong vòng 1 ngày.

Cách bảo quản cơm nguội đúng cách

Cơm sau khi nấu xong cần được để nguội tự nhiên rồi mới mang bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên, bạn không nên để quá 2 giờ đồng hồ.

Cần bảo quản cơm nguội trong những hộp đựng thực phẩm chuyên dụng và có nắp đậy kín để tránh cơm nhiễm khuẩn. Không nên để các loại thức ăn khác dính vào cơm nguội khi bảo quản để cơm không bị thiu.

Cần duy trì ổn định nhiệt độ trong tủ lạnh, nhiệt độ lý tưởng để bảo quản cơm nguội tốt là dưới 4 độ C vì có thể hạn chế được quá trình phát triển của vi khuẩn.

Cần bảo quản cơm nguội trong những hộp đựng thực phẩm chuyên dụng và có nắp đậy kín.

Cần bảo quản cơm nguội trong những hộp đựng thực phẩm chuyên dụng và có nắp đậy kín.

Cách làm nóng cơm nguội an toàn

Dùng nồi cơm điện

Không chỉ phổ biến và tiện lợi, dùng nồi cơm điện làm nóng cơm nguội được còn nhiều người yêu thích vì thao tác nhanh chóng và đơn giản. Đầu tiên, bạn cần rải đều cơm nguội cần làm nóng vào nồi cơm điện để cơm chín nhanh, đều hơn. Sau đó cho thêm một chút nước lên bề mặt cơm để tạo độ ẩm và giúp cơm mềm hơn. Tuy nhiên, bạn không nên cho quá nhiều nước, chỉ cần khoảng 1 đến 2 thìa cà phê là được.

Tiếp đó, ấn nút “Cook” và chờ khoảng 10 phút là được. Khi cơm nóng và bốc hơi đều, nồi cơm điện sẽ tự động chuyển sang chế độ “Warm” (giữ ấm).

Làm nóng cơm nguội bằng nồi cơm điện là một cách phổ biến và đơn giản.

Làm nóng cơm nguội bằng nồi cơm điện là một cách phổ biến và đơn giản.

Dùng lò vi sóng

Trong trường hợp chỉ cần làm nóng một lượng cơm nguội nhỏ, bạn có thể sử dụng lò vi sóng. Sau khi cho cơm nguội vào bát hoặc hộp thực phẩm quay được trong lò vi sóng, bạn cũng có thể rưới thêm một chút nước để cơm tơi xốp, không bị khô.  

Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín phần miệng bát để giữ ẩm cho cơm rồi cho vào lò vi sóng và ấn nút. Tuỳ vào lượng cơm và công suất của lò, bạn có thể quay khoảng 1 đến 2 phút.

Dùng nồi hấp

Một trong những hương pháp giúp cơm nguội vừa nóng đều vừa giữ được hương vị vốn có là sử dụng nồi hấp. Sau khi đun nước sôi trong nồi hấp, bạn cần cho cơm nguội vào khay rồi đậy nắp và hấp trong 10 phút hoặc đến khi cơm nóng đều.

Những người không nên ăn cơm nguội

- Người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày mãn tính

- Phụ nữ sau sinh

- Người già, trẻ nhỏ