Theo đó, Philipp Roesler sinh ngày 24/2/1973 tại Khánh Hưng, Ba Xuyên (nay là tỉnh Sóc Trăng). Ngay từ khi vừa chào đời, ông đã thiếu vắng đi tình yêu thương của cha mẹ, được một viện mồ côi công giáo của nữ tu Dòng Chúa Quan Phòng Portieux chăm sóc, nuôi dưỡng. Những tưởng cuộc đời anh sẽ gắn liền với cô nhi viện này thì không, một cặp vợ chồng người Đức đã đến thăm Việt Nam và nhận nuôi Philipp khi anh được 9 tháng tuổi. Được biết, người cha nuôi của ông đã từng là một người lính trong quân đội Đức. Vào năm 1970, trong thời gian đào tạo phi công lái máy bay lên thẳng ở Mỹ, ông đã quen một đồng nghiệp là người Việt Nam. Qua những câu chuyện về đồng nghiệp kể, ông thấu hiểu được những nỗi đau mà cuộc chiến tranh phi nghĩa gây ra cho đất nước Việt Nam. Và cũng chính bởi lòng thương cảm cho số phận của những đứa trẻ mồ côi bất hạnh nên ông quyết tâm phải làm được điều gì đó. Đó chính là lý do ông nhận nuôi Philipp.
Philipp được đưa sang Đức sinh sống. Ông lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ nuôi. Sau khi tốt nghiệp trường trung học Luther Schule và giành được hạng A, ông gia nhập vào quân đội Đức và được đào tạo để sở thành sĩ quan quân y. Sau này, ông tiếp tục theo học tại Trường đại học Y khoa Hannover và tốt nghiệp tiến sĩ năm 29 tuổi.
Trước đó, Philipp Roesler đã gia nhập đảng Dân chủ tự do (FDP) vào năm 19 tuổi. Đến năm 2000, ông bắt đầu tham gia vào sự nghiệp chính trị. Trên chính trường Đức, nhờ vào tài năng xuất chúng, trí tuệ thông minh, sự khéo léo trong ứng xử, ông đã lập được nhiều thành tích ấn tượng. Đến năm 2009, ông trở thành Bộ trưởng Bộ Y tế trẻ nhất của nước Đức và đến năm 2011 thì trở thành Phó thủ tướng trẻ nhất của đất nước này. Đặc biệt, ông cũng là người nước ngoài đầu tiên nắm giữ cương vị quan trọng như vậy ở nước Đức.
Đến năm 2013, Philipp Roesler thôi giữ chức Phó thủ tướng Đức và trúng cử vào vị trí Giám đốc điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF). Năm 33 tuổi, lần đầu tiên ông trở về Việt Nam, nơi chôn nhau cắt rốn sau thời gian dài sinh sống ở nước ngoài. Chia sẻ về lý do trở về Việt Nam, ông đã từng nói rằng: “Tôi đi bởi vì vợ nói với tôi: 'Chúng ta rồi sẽ có con và em muốn có thể kể cho chúng nghe về đất nước nơi anh đã sinh ra'”.