MỚI NHẤT 2024: Các cấp bậc trong Công an nhân dân và thời gian thăng cấp chi tiết

Tìm hiểu về các cấp bậc trong Công an nhân dân giúp bạn nhận biết được sự khác biệt so với các cấp bậc trong quân đội. Thông qua dấu hiệu nhận biết, bạn cũng có thể hiểu rõ những chức vụ và trách nhiệm của mỗi người trong tổ chức.

1. Công an nhân dân là gì?

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân, đóng vai trò nòng cốt trong công tác thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi phạm pháp. Lực lượng cảnh sát nhân dân là một phần quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang có vai trò đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội
Công an nhân dân là lực lượng vũ trang có vai trò đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội

2. Các cấp bậc trong Công an nhân dân có từ bao giờ?

Hệ thống các cấp bậc trong Công an nhân dân Việt Nam đã được quy định từ khá sớm. Theo Nghị định số 113/CP ngày 10 tháng 10 năm 1962, cấp hiệu của Cảnh sát nhân dân có nền màu xanh. Cấp bậc cao nhất của Cảnh sát nhân dân lúc đó là Trung tướng. Mặc dù 2 cấp bậc cao nhất của cảnh sát nhân dân hiện nay là Đại tướng và Thượng tướng, nhưng trong suốt một thời gian dài, cấp bậc thực tế cao nhất của Công an là Trung tướng.

Cấp bậc hàm Công an Việt Nam được thiết kế tương đối giống với kiểu quân hàm của Hồng quân Liên Xô, với nền màu xanh, vạch và sao. Trong đó, các chức vụ tên gọi của từng quân hàm giống với Quân hàm Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong đó, cấp Đại tướng là cấp cao nhất và Binh nhì (Chiến sĩ bậc 2) là cấp thấp nhất.

Tuy nhiên, cấp bậc trong lực lượng cảnh sát  mới nhất hiện nay được thực hiện theo Luật Công an nhân dân năm 2018. Cấp bậc, quân hàm được quy định với hệ thống cấp bậc từ cao xuống thấp và các lĩnh vực khác nhau.

Đến năm 1987, Pháp lệnh về lực lượng An ninh đã được ban hành, mở rộng hệ thống cấp bậc trong Công an nhân dân.

3. Hệ thống các cấp bậc trong Công an

Theo quy định tại Điều 21 Luật Công an nhân dân 2018, hệ thống các cấp bậc trong Công an được quy định như sau.

3.1. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ

Hệ thống cấp bậc của sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ được phân cấp như sau:

Cấp bậc

Bậc hàm

Sĩ quan cấp tướng

Đại tướng, thượng tướng, trung tướng, thiếu tướng.

Sĩ quan cấp tá

Đại tá, thượng tá, trung tá, thiếu tá.

Sĩ quan cấp úy

Đại úy, thượng úy, trung úy, thiếu úy.

Hạ sĩ quan

Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ.

3.2. Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật

Đối với sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật các cấp bậc được phân chia cụ thể như:

Cấp bậc

Bậc hàm

Sĩ quan cấp tá

thượng tá, trung tá, thiếu tá.

Sĩ quan cấp úy

đại úy, thượng úy, trung úy, thiếu úy.

Hạ sĩ quan

Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ.

 Hình ảnh minh họa cấp bậc hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật
Hình ảnh minh họa phù hiệu dành cho cấp bậc hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật

3.3. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ

Đối với sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ các cấp bậc được phân chia cụ thể như:

Cấp bậc

Bậc hàm

Hạ sĩ quan nghĩa vụ

Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ.

Chiến sĩ nghĩa vụ

Binh nhất, Binh nhì.

4. Những dấu hiệu nhận biết các cấp bậc trong Công an nhân dân

Nếu vẫn chưa biết cách phân biệt các cấp bậc trong Công an nhân dân và quân đội nhân dân, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu nhận biết dưới đây.

4.1. Cấp hiệu của sĩ quan

Bạn có thể nhận biết cấp hiệu sĩ quan qua số lượng và cách bố trí sao, cụ thể:

Cấp bậc

Số sao

Cách bố trí

Hàm Thiếu úy, Thiếu tá, Thiếu tướng

1 sao

Sao xếp giữa

Hàm Trung úy, Trung tá, Trung tướng

2 sao

Sao xếp ngang

Hàm Thượng úy, thượng tá, Thượng tướng

3 sao

2 sao xếp ngang và 1 sao xếp dọc

Hàm Đại úy, Đại tá, Đại tướng

4 sao

2 sao xếp ngang và 2 sao xếp dọc

4.2. Cấp hiệu hạ sĩ quan, chiến sĩ

Nhận biết cấp hiệu hạ sĩ quan, chiến sĩ thông qua số lượng và cách bố trí vạch:

Cấp bậc

Số vạch

Cách bố trí

Hạ sĩ

1 vạch

Vạch ngang

Trung sĩ

2 vạch

Vạch ngang

Thượng sĩ

3 vạch

Vạch ngang

Binh nhì

1 vạch

Vạch (<)

Binh nhất

2 vạch

Vạch (<<)

5. Lương của từng cấp bậc Công an

Lương của các cấp bậc trong Công an nhân dân được quy định tại phụ lục đã được ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Lương của các cấp bậc được tính bằng công thức: Hệ số x mức lương cơ sở.

Trong đó: 

  • Hệ số đã được ghi chú chi tiết tại bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan, hạ sĩ quan cảnh sát nhân dân kèm Nghị định 204.
  • Mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP.

Dưới đây là mức lương của hệ thống các bậc Công an nhân dân:

Cấp bậc quân hàm

Hệ số

Mức lương (VNĐ)

Đại tướng

10.4

18.720.000

Thượng tướng

9.8

17.640.000

Trung tướng

9.2

16.560.000

Thiếu tướng

8.6

15.480.000

Đại tá

8.0

14.400.000

Thượng tá

7.3

13.140.000

Trung tá

6.6

11.880.000

Thiếu tá

6.0

10.800.000

Đại úy

5.4

9.720.000

Thượng úy

5.0

9.000.000

Trung úy

4.6

8.280.000

Thiếu úy

4.2

7.560.000

Thượng sĩ

3.8

6.840.000

Trung sĩ

3.5

6.300.000

Hạ sĩ

3.2

5.760.000

6. Phù hiệu các cấp bậc Công an nhân dân và hình ảnh

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 160/2007/NĐ-CP ban hành (đã được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 29/2016/NĐ-CP), hệ thống cấp hiệu các cấp bậc trong Công an nhân dân được quy định như sau.

6.1. Với sĩ quan

Đặc điểm của phù hiệu với các cấp sĩ quan được quy định như sau:

Đặc điểm

Cấp tướng

Cấp tá, cấp úy

Nền cấp hiệu

  • Nền có màu đỏ, hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc nền cấp hiệu có viền màu vàng.
  • Ở Giữa nền cấp hiệu có dệt hoa văn nổi hình cành tùng chạy dọc theo nền cấp hiệu
  • Nền có màu đỏ, hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc nền cấp hiệu có viền lé màu xanh.
  • Ở giữa nền cấp hiệu có đường vạch rộng 6 mm chạy dọc theo nền cấp hiệu.
  • Cấp tá hai vạch.
  • Cấp úy một vạch.

Cúc cấp hiệu

  • Hình tròn, màu vàng, có hình Quốc huy nổi bên trên.
  • Hình tròn, màu vàng.
  • Có hình ngôi sao 5 cánh nổi nằm ở giữa hai bông lúa.
  • Bên dưới 2 bông lúa là hình nửa bánh xe.
  • Chính giữa hình nửa bánh xe có lồng chữ "CA".

Sao 5 cánh

  • Màu vàng, đường vân nổi và đường kính 23 mm.
  • Màu vàng, đường kính 21.5 mm.
Hình ảnh minh họa phù hiệu dành cho các cấp Tướng Công an
Hình ảnh minh họa phù hiệu dành cho các cấp Tướng Công an
Hình ảnh minh họa cho các phù hiệu dành cho cấp Tá trong Công an nhân dân
Hình ảnh minh họa cho các phù hiệu dành cho cấp Tá trong Công an nhân dân
Hình ảnh minh họa phù hiệu dành cho các cấp Úy Công an 
Hình ảnh minh họa phù hiệu dành cho các cấp Úy Công an 

6.2. Với hạ sĩ quan, chiến sĩ

Cấp bậc hạ sĩ quan và chiến sĩ có những đặc điểm về phù hiệu đeo trên áo như sau:

Đặc điểm nhận diện

Phù hiệu

Nền cấp hiệu và cúc cấp hiệu

  • Có sự tương đồng giữa nền và cúc cấp hiệu như của sĩ quan cấp úy.

Vạch bằng vải, rộng 6mm gắn ở cuối nền cấp hiệu

  • Hạ sĩ quan nghiệp vụ và chiến sĩ phục vụ có thời hạn vạch màu vàng.
  • Cấp bậc hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật vạch kẻ ngang màu xanh thẫm.

Cuối nền cấp hiệu

  • Hạ sĩ quan có vạch ngang còn chiến sĩ có đường 2 đường chéo tạo thành hình nón.
Hình ảnh minh họa phù hiệu của các hạ sĩ quan theo từng cấp bậc
Hình ảnh minh họa phù hiệu của các hạ sĩ quan theo từng cấp bậc
Hình ảnh minh họa phù hiệu các cấp bậc trong công an thuộc nhóm chiến sĩ
Hình ảnh minh họa phù hiệu các cấp bậc trong công an thuộc nhóm chiến sĩ

7. Phân biệt các cấp bậc trong Công an và quân đội

Hệ thống các cấp bậc trong Công an và quân đội nhân dân đều giống nhau ngoại trừ cấp úy. Trong quân đội nhân dân, cấp úy gồm 04 cấp là Đại úy, Thượng úy, Trung úy, Thiếu úy. Còn trong Công an chỉ có 03 cấp là Thượng úy, Trung úy và Thiếu úy.

Cụ thể, cả quân đội và Công an đều gồm 04 bậc cho cấp Tướng (Đại tướng, Thượng tướng, Trung tướng và Thiếu tướng) và cấp Tá (Đại tá, Thượng tá, Trung tá và Thiếu tá). Riêng hạ sĩ quan và binh sĩ trong quân đội gồm: Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ (hạ sĩ quan) và Binh nhất, Binh nhì (binh sĩ).

8. Quy định về thời gian thăng các cấp bậc trong Công an nhân dân

Thời gian tăng cấp bậc hàm của Công an được quy định theo khoản 3 Điều 22 trong Luật Công an nhân dân bao gồm những thông tin sau đây.

8.1. Quy định về thời gian tăng cấp bậc hàm của Công an

Thời hạn thăng cấp bậc hàm của Công an được quy định như sau:

  • Từ cấp hạ sĩ lên Trung sĩ: 01 năm.
  • Từ hàm Trung sĩ lên Thượng sĩ: 01 năm.
  • Từ bậc hàm thượng sĩ lên Thiếu úy: 02 năm.
  • Từ bậc hàm Thiếu úy lên Trung úy: 02 năm.
  • Từ cấp bậc Trung úy lên Thượng úy: 03 năm.
  • Thượng úy lên Đại úy: 03 năm.
  • Đại úy lên Thiếu tá: 04 năm.
  • Thiếu tá lên Trung tá: 04 năm.
  • Từ hàm Trung tá lên hàm Thượng tá: 04 năm.
  • Thượng tá lên Đại tá: 04 năm.
  • Từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng: 04 năm.
  • Thời hạn để thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng: 04 năm.

8.2. Điều kiện thăng cấp bậc hàm trong Công an

Để được xét thăng cấp bậc hàm, người công an này phải đáp ứng khá nhiều các điều kiện khác nhau, cụ thể như sau:

  • Đảm bảo hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ được cấp trên giao phó.
  • Có sức khỏe tốt, đáp ứng đầy đủ mọi tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức cũng như trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.
  • Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất của chức vụ, chức danh mà bản thân đang đảm nhiệm.
  • Đáp ứng đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm như trên.

Thăng cấp bậc hàm trước hạn và vượt cấp:

Trong trường hợp một cá nhân lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, người này có thể được xét thăng cấp bậc hàm trước thời hạn hoặc vượt cấp. Quy định để đạt được điều này bao gồm:

  • Người công an phải có tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
  • Người này phải có thành tích nghiên cứu khoa học trong quá trình công tác và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
  • Đối với việc thăng cấp bậc hàm vượt cấp thì cấp bậc hàm đương nhiệm phải thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất của chức vụ từ 02 bậc trở lên.
 Những chiến sĩ Công an có thành tích công tác tốt sẽ được thăng cấp bậc
Những chiến sĩ Công an có thành tích công tác tốt vượt bậc sẽ được thăng cấp bậc nhanh hơn

Từ những thông tin, bạn có thể nắm được cách nhận biết các cấp bậc trong Công an nhân dân. Hệ thống cấp bậc rõ ràng và chuẩn xác không chỉ giúp xác định vị trí và vai trò của từng cá nhân mà còn thể hiện sự đồng nhất và chuyên nghiệp trong tổ chức.