Bí quyết bảo quản thực phẩm sau Tết không bị hỏng

Sau Tết, rất nhiều gia đình rơi vào tình trạng bị thừa đồ ăn, thực phẩm tươi sống và dưới đây là cách bảo quản thực phẩm sau Tết không bị hỏng.

Thói quen của nhiều người mỗi dịp Tết chính là tích trữ đồ ăn, chính vì vậy sau khi hết Tết lượng thực phẩm rau xanh, hoa quả bị thừa khá nhiều. Dưới đây là cách bảo quản thực phẩm sau Tết để không bị hỏng:

- Thực phẩm ăn ngay trong ngày: Bạn không nên để thức ăn đã nấu chín trong môi trường nhiệt độ thường quá 2 giờ đồng hồ, sẽ khiến thức ăn mau hỏng và bị mất đi chất dinh dưỡng. Nếu thức ăn còn nóng cho ngay vào tủ lạnh, nơi có nhiệt độ thấp, thức ăn sẽ biến chất, nước trong thức ăn ngưng đọng thành hơi nước, thúc đẩy vi khuẩn có hại sinh trưởng dẫn đến gây ngộ độc thực phẩm.

- Thực phẩm chín: Trong những ngày Tết, các gia đình chắc chắn không thể thiếu những món ăn truyền thống như: giò, chả, giò xào, nem chua, bánh chưng, bánh tét… Những món ăn này thường được các mẹ mua trước Tết để dự trữ. Tuy nhiên, những món ăn quen thuộc này lại rất dễ ngấy và thường thừa lại nhiều sau Tết. Đối với những thực phẩm chín này, bạn có thể bảo quản trong điều kiện thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp. Giò chả có nhiều loại: giò lụa, giò bò, giò tai, giò xào… và đều nên để ở nhiệt độ dưới 25 độ C để bảo quản. Khi bảo quản đúng cách giò sẽ giữ được 4-6 ngày nếu để ngăn mát, thậm chí giữ được khoảng 10 ngày nếu để ở ngăn đá. Với món thịt đông, nên chia thành từng hộp nhỏ, vừa đủ ăn từng bữa để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

thuc-pham-1-1675150327.jpg
Mẹo bảo quản thực phẩm tươi. Ảnh internet

Các loại bánh chưng nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần còn lại thì dùng màng bọc thực phẩm bao kín. Khi lấy bánh trong tủ lạnh ra, cần luộc, hấp lại trước khi ăn hoặc rán để thay đổi khẩu vị.

Đối với các loại bánh bị mốc trắng, lên men mùi chua (nhất là ở phần góc bánh) ở lớp vỏ bánh bên ngoài thì phải cắt bỏ phần bị lên men, mốc và chỉ sử dụng phần không bị hỏng.Giò chả có nhiều loại: giò lụa, giò bò, giò tai, giò xào... và đều nên bảo quản ở nhiệt độ dưới 25 độ C để thực phẩm được an toàn và giữ được lâu hơn. Khi bảo quản đúng cách, giò chả sẽ giữ được 4 - 6 ngày nếu để ngăn mát, thậm chí có thể giữ được khoảng 10 ngày nếu để ở ngăn đá.

Với món thịt đông, bạn nên chia thành từng hộp nhỏ, vừa đủ ăn từng bữa để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

- Rau củ quả tươi: Với rau củ, bạn nên phân loại rồi sơ chế qua, loại bỏ phần úa vàng và phần hư thối. Cho từng loại rau củ vào từng túi nhựa, buộc kín miệng cho vào ngăn mát của tủ lạnh. Với trái cây thì bạn cũng phân loại rồi loại bỏ phần hư hao đi, bọc lại bằng giấy báo rồi cho vào túi nhựa, bịt kín miệng rồi để vào ngăn mát của tủ.

thuc-pham-2-1675150327.jpg
 

- Thực phẩm đông lạnh: Chỉ rã đông lượng thực phẩm vừa đủ để chế biến, không rã đông quá nhiều rồi làm đông lại lượng thực phẩm thừa, vì quá trình đó sẽ làm tăng lượng vi khuẩn có trong thực phẩm, có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Khi sử dụng thực phẩm đông lạnh thì nên sử dụng các thực phẩm mua trước, sau đó mới sử dụng tới các thực phẩm mua sau. Như vậy hàm lượng dinh dưỡng sẽ không mất đi vì thực phẩm để quá lâu không sử dụng.

- Thực phẩm tươi sống: Rau, hoa quả còn thừa sau ngày Tết, đây là loại thực phẩm tươi rất dễ hỏng, nếu muốn bảo quản được lâu, bạn không nên rửa mà nhặt bỏ lá rau sâu, lá dập, phần bị hỏng, cắt bỏ phần rễ để ở nơi thoáng mát. Nếu cho vào tủ lạnh, rửa sạch rau, để ráo nước và cho vào túi xốp buộc kín, cho túi vào ngăn mát tủ lạnh (5 độ C).