Cách đây không lâu, mạng xã hội Trung Quốc rầm rộ thông tin về trường hợp của một cậu bé 5 tuổi, vì sai lầm của bà ngoại khi cháu trai bị chảy máu mũi đã khiến đứa trẻ ra đi mãi mãi.
Theo thông tin từ Sohu, cậu bé này tên là Tiểu Tường, chỉ mới 5 tuổi vào thời điểm xảy ra vụ việc. Vào ngày cuối tuần khi bố mẹ đi làm tăng ca, Tiểu Tường ở nhà với bà ngoại. Tuy nhiên, trong lúc đang chơi vui vẻ thì cậu bé đột nhiên bị chảy máu mũi, dính ra cả quần áo.

Bà ngoại phát hiện cháu trai bị chảy máu cam không ngừng
Phát hiện ra vụ việc, bà ngoại liền vội vàng bảo Tiểu Tường ngẩng đầu ra sau. Sau đó, bà lấy khăn giấy trên bàn nhét vào mũi để cầm máu cho cháu. Bà còn dặn Tiểu Tường nhất định không được cúi xuống, mọi chuyện sẽ ổn nhưng không ngờ lần này máu mũi lại chảy dữ dội và nhiều đến vậy.
Vì nghe lời bà, Tiểu Tường liên tục ngửa đầu ra sau, nhưng tư thế này đã khiến máu mũi chảy ngược vào miệng. Khi cậu bé cố nuốt thì bị nghẹn và máu vô tình chảy vào khí quản, chẳng mấy chốc đứa trẻ đã bị ngạt thở.

Bà ngoại dặn dò cậu bé phải ngửa đầu ra sau, không được cúi xuống
Tiểu Tường không thở được và liên tục ho, nhưng bà ngoại vẫn kiên quyết bắt cậu bé ngửa đầu ra sau rồi liên tục vỗ lưng cháu. Một lúc sau, Tiểu Tường ngừng ho, mặt bắt đầu tím tái, toàn thân mềm nhũn. Bà ngoại lúc này mới nhận thấy sự việc đã trở nên nghiêm trọng nên nhanh chóng bắt taxi đưa cháu trai đến bệnh viện.
Tuy nhiên khi đến nơi thì mọi chuyện đã quá muộn. Nhìn thấy tình trạng của Tiểu Trường, bác sĩ lắc đầu nói: “Không cứu được nữa”. Sự ra đi của Tiểu Tường khiến gia đình cậu bé rơi vào suy sụp, còn bà ngoại thì không ngừng hối hận trước hành động sai lầm của mình.

Khi đến nơi, bác sĩ cho biết đã không cứu được cậu bé
Thực tế, chảy máu mũi là tình trạng rất phổ biến ở trẻ em, nhưng nếu xử lý không đúng cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Nhiều chuyên gia, bác sĩ khuyên các bậc bố mẹ, người chăm sóc trẻ cần học kỹ năng sơ cứu để có thể tự tin giải quyết kịp thời những tình huống khẩn cấp, khi bé xảy ra sự cố ảnh hưởng đến sức khoẻ. Điều này thực sự quan trọng, để trong quá trình nuôi dạy con trẻ, bố mẹ không phải thốt lên 2 từ “giá như”.
Nguyệt Thảo